Giai đoạn 2 đại án Chuyến bay giải cứu: Cựu cán bộ hàng không đưa hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng, hưởng lợi gần 20 tỷ

Phạm Trung Kiên bị xét xử ở giai đoạn 1 của đại án Chuyến bay giải cứu.
Phạm Trung Kiên bị xét xử ở giai đoạn 1 của đại án Chuyến bay giải cứu.
(PLVN) -  Theo KLĐT, Vũ Hồng Quang đã thỏa thuận và đưa hối lộ hơn 7,4 tỷ đồng cho cựu cán bộ Bộ Y tế để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước, hưởng lợi gần 20 tỷ đồng.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn tất KLĐT, đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Che giấu tội phạm” xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố. Đây là giai đoạn 2 của vụ án “chuyến bay giải cứu”. Trong số này có bị can Vũ Hồng Quang (cựu Phó Trưởng phòng Phòng vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT), bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.

Theo KLĐT, tháng 9/2020, Vũ Hồng Quang đã liên hệ, trao đổi nhờ Phạm Trung Kiên (giai đoạn 1 vụ án, cựu cán bộ Bộ Y tế) giúp để có được văn bản chấp thuận của Ban Chỉ đạo cho công dân được về nước trên các chuyến bay đơn lẻ. Phạm Trung Kiên đồng ý và thỏa thuận chi phí 10 triệu đồng/công dân.

Vũ Hồng Quang đã trao đổi với Nguyễn Mạnh Cương (Trưởng phòng Thương mại điện tử, Công ty cổ phần thương mại hàng không Vietjet) và Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do) biết việc Quang có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ với mức phí từ 2.000 - 3.000 USD/công dân. Sau đó, Nguyễn Mạnh Cương và Vũ Hoàng Dũng trao đổi với một số Giám đốc doanh nghiệp tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cần xin về nước và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 - 500 USD/công dân (so với chi phí Quang yêu cầu) để hưởng lợi.

Tương tự, các Giám đốc doanh nghiệp trên đã tập hợp hồ sơ từ công dân và thỏa thuận chi phí chênh lên từ 100 - 500 USD/công dân (so với chi phí Cương, Dũng yêu cầu) để hưởng lợi…

Tháng 1/2021, Trần Thanh Nhã (lao động tự do) liên hệ, trao đổi, thỏa thuận nhờ Phạm Trung Kiên giúp để có văn bản chấp thuận của Ban Chỉ đạo cho công dân được về nước trên chuyến bay đơn lẻ với chi phí 10 – 15 triệu đồng/công dân. Trần Thanh Nhã đã trao đổi với Đặng Nhật Đức (Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan) biết việc Nhã có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước với mức phí từ 10 – 35 triệu đồng/công dân. Sau đó, Đặng Nhật Đức đã trực tiếp nhận hồ sơ của công dân hoặc thông qua một số người khác và thỏa thuận chi phí từ 25 – 160 triệu đồng/công dân…

Sau khi thỏa thuận như trên và nhận được thông tin công dân có nhu cầu về nước từ Vũ Hồng Quang, Trần Thanh Nhã, từ cuối năm 2020 đến tháng 6/2021, Phạm Trung Kiên chuyển thông tin, hồ sơ đến Cục Y tế dự phòng để tham mưu, đề xuất lãnh đạo duyệt, ký văn bản theo quy trình của Bộ Y tế; Kiên tự thực hiện hoặc chuyển mẫu tờ trình và dự thảo văn bản cấp phép cho Vũ Hồng Quang để Quang hoàn thiện, sau đó chuyển lại cho Kiên. Kiên in tờ trình, kèm dự thảo văn bản cấp phép trình trực tiếp lãnh đọa duyệt, ký văn bản cấp phép.

Khi có văn bản chấp thuận, Phạm Trung Kiên chụp ảnh gửi cho Vũ Hồng Quang, Trần Thanh Nhã để Quang, Nhã chuyển tiếp cho các bị can phía dưới chuyển cho công dân qua ứng dụng Zalo, Viber.

Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, xác định, Vũ Hồng Quang đã thỏa thuận và đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên 10 triệu đồng/công dân để có được văn bản chấp thuận cho công dân về nước. Tổng cộng, Vũ Hồng Quang đã đưa hối lộ số tiền hơn 7,4 tỷ đồng cho Phạm Trung Kiên để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước, hưởng lợi gần 20 tỷ đồng.

Trần Thanh Nhã đã thỏa thuận và đưa hối lộ cho Phạm Trung Kiên từ 10 – 15 triệu đồng/công dân để có được văn bản chấp thuận cho công dân về nước. Tổng cộng, Trần Thanh Nhã đã đưa hối lộ số tiền gần 7,4 tỷ đồng cho Phạm Trung Kiên để có được văn bản chấp thuận cho 461 công dân về nước, hưởng lợi hơn 8,2 tỷ đồng.

Phạm Trung Kiên đã bị truy tố, xét xử trong vụ án ở Giai đoạn 1 về hành vi nhận hối lộ số tiền hơn 14,8 tỷ đồng từ Vũ Hồng Quang và Trần Thanh Nhã nên không xem xét, xử lý trong vụ án này./.

Đọc thêm

Bắt giữ 'nữ quái' trốn nã gần 27 năm

Đối tượng Luật tại cơ quan chức năng.
(PLVN) - Trốn nã gần 27 năm ở Trung Quốc, trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam tại Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, Hoàng Thị Luật bị Đồn BP Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) phát hiện và bắt giữ.

1 công chức bị bắt tạm giam vì chiếm đoạt tài sản

Đối tượng Hứa Thanh Tình bị bắt tạm giam.
(PLVN) - Hứa Thanh Tình, công chức Địa chính – Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường tại UBND xã Khánh Yên Trung (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) mới bị bắt về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân.
(PLVN) - Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội Rửa tiền; và 8-9 năm tù về tội Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới, tổng hợp hình phạt 3 tội trên là tù chung thân...

'Bẫy tình' người đàn ông, kẻ lừa đảo ở Đặc khu 'Tam giác vàng' chiếm hơn 17 tỷ đồng

Các đối tượng bị bắt giữ.
(PLVN) - Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An và Công an huyện Con Cuông vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuyên quốc gia tại đặc khu kinh tế “Tam giác Vàng” thuộc tỉnh Bokeo (Lào). Trong đó, có đối tượng "bẫy tình" chiếm hơn 17 tỷ đồng của một người đàn ông ở tỉnh Lâm Đồng.

Bé trai 6 tuổi bỏng nặng nghi do bạo hành, cha ruột và mẹ kế bị bắt

Mẹ kế Lê Thụy Thanh Tâm (trái) và cha ruột Nguyễn Quốc Toàn bị khởi tố, bắt tạm giam.
(PLVN) - Liên quan đến vụ cháu bé 6 tuổi bỏng nặng nghi bị bạo hành, Cơ quan CSĐT Công an quận 8, TP HCM, mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Quốc Toàn (sinh năm - SN 2000, ngụ phường 16, quận 8) là cha ruột và Lê Thụy Thanh Tâm (SN 2002, thường trú phường 15, quận 8), mẹ kế nạn nhân, về tội “Cố ý gây thương tích”.

3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh để bảo vệ tài sản, tính mạng người dân

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin tại Họp báo.

(PLVN) - Trong 9 tháng qua, lực lượng công an đã điều tra, khám phá 10.850 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt, xử lý hơn 21.500 đối tượng. Quá trình thực hiện công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đã có 3 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh, thiệt mạng, hàng chục công an bị thương...

Ngăn chặn "cái chết trắng": Cuộc chiến của những anh hùng - Kỳ 5: Vang mãi bản hùng ca...!

Trung tướng Nguyễn Văn Long - Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo phương án nghiệp vụ số 3633 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên tuyến Tây Nam.
(PLVN) - Cuộc chiến phòng, chống tội phạm ma túy trên khắp cả nước đang diễn ra hết sức khốc liệt. Máu đã đổ, nước mắt đã rơi, nhưng sự hy sinh trong cuộc chiến đầy cam go, quyết liệt này đã chứng minh bản chất, hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về ma túy, Bộ Công an kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, thấm nhuần sâu sắc và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; Nguyện sắt son với 4 lời thề danh dự của lực lượng trực tiếp đấu tranh với tội phạm về ma túy.