Giải đáp vướng mắc về quyền phân phối thuốc của DN

Giải đáp vướng mắc về quyền phân phối thuốc của DN
(PLO) - Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật hợp danh Việt Nam CONSULT phản ánh một số nội dung chưa rõ ràng trong quy định về quyền “phân phối dược phẩm” của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét giải đáp.
Cụ thể, theo phản ánh của Công ty, Khoản 2, 3 Điều 2 và Phụ lục 02, Phụ lục 03 Thông tư 34/2013/TT-BCT quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối thuốc tại Việt Nam.

Theo Khoản 10, Điều 91 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thì có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nếu thuốc và nguyên liệu làm thuốc đó do chính doanh nghiệp sản xuất.

Còn Thông tư 23/2013/TT-BYT quy định doanh nghiệp được quyền gia công thuốc.

Từ các trích dẫn trên, Công ty Luật hợp danh Việt Nam CONSULT đề nghị được giải đáp hai tình huống sau:

- Doanh nghiệp A là doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, có vốn đầu tư nước ngoài trên 51% (nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn của doanh nghiệp trở lên) và có chức năng sản xuất thuốc.

Doanh nghiệp A đứng tên đăng ký thuốc và đã được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký thuốc phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp A không trực tiếp sản xuất thuốc mà đặt gia công thuốc trên cơ sở hợp đồng gia công ký với bên nhận gia công thuốc. Việc gia công thực hiện theo phương thức gia công toàn bộ các công đoạn của sản phẩm. Bên nhận gia công thuốc là doanh nghiệp có đủ điều kiện sản xuất thuốc theo quy định của pháp luật. Sản phẩm thuốc thành phẩm sau khi gia công xong sẽ được bên nhận gia công giao trả doanh nghiệp A.

Trong trường hợp này, thuốc do doanh nghiệp A đặt gia công như nêu trên có được coi là thuốc cho chính doanh nghiệp A sản xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp A được thực hiện quyền phân phối đối với sản phẩm thuốc đó hay không?

Trường hợp thuốc do doanh nghiệp A đặt gia công không được coi là thuốc do chính doanh nghiệp sản xuất và được quyền phân phối theo quy định tại Khoản 10, Điều 91 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp A làm thế nào để đưa sản phẩm ra thị trường?

- Doanh nghiệp B thành lập tại Việt Nam, có vốn đầu tư nước ngoài trên 51% (công ty mẹ). Doanh nghiệp B có công ty con tại Việt Nam là doanh nghiệp C (doanh nghiệp B sở hữu trên 51% vốn tại doanh nghiệp C).

Công ty mẹ và công ty con đều là doanh nghiệp sản xuất dược, có số đăng ký thuốc đã được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành và được phép sản xuất thuốc theo quy định của pháp luật.

Vậy, doanh nghiệp C (công ty con) có được quyền phân phối thuốc do doanh nghiệp B (công ty mẹ) sản xuất hay không? Ngược lại, doanh nghiệp B (công ty mẹ) có được phân phối thuốc do doanh nghiệp C (công ty con) sản xuất hay không?

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Với tình huống thứ nhất, theo quy định tại Điểm a, c và d, Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 23/2013/TT-BYT ngày 13/8/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động gia công thuốc thì doanh nghiệp A (bên đặt gia công) được sở hữu số đăng ký và sản phẩm gia công; được nhận sản phẩm gia công từ doanh nghiệp B (bên nhận gia công) và chịu trách nhiệm đăng ký thuốc gia công theo đúng trình tự, thủ tục đăng ký thuốc nếu muốn được lưu hành thuốc tại Việt Nam.

Định nghĩa “cơ sở sản xuất thuốc” của ASEAN (đã được Bộ Y tế sử dụng và đưa vào quy định tại Khoản 11, Điều 2 Thông tư số 44/2014/TT-BYT ngày 25/11/2014 quy định về việc đăng ký thuốc): Cơ sở sản xuất thuốc là cơ sở thực hiện ít nhất một công đoạn sản xuất hoặc thực hiện việc kiểm tra chất lượng để xuất xưởng lô thuốc.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp A không tham gia vào bất cứ công đoạn sản xuất nào như nêu trong thư của Công ty, doanh nghiệp A chỉ có thể là cơ sở đăng ký thuốc gia công.

Tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Công Thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hoá không thuộc danh mục hàng hoá quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.

Dược phẩm là một trong số 9 mặt hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 nêu trên.

Theo Công ty Luật hợp danh Việt Nam CONSULT, doanh nghiệp A (nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn trở lên) là doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài, căn cứ quy định tại Khoản 10, Điều 91 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, doanh nghiệp A chỉ có quyền phân phối mặt hàng thuốc mà doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất tại Việt Nam.

Trong trường hợp doanh nghiệp A không trực tiếp sản xuất thuốc mà đặt gia công toàn bộ tại Việt Nam, để đưa mặt hàng thuốc gia công ra lưu hành tại thị trường Việt Nam, doanh nghiệp A có thể: (1) Thực hiện việc đăng ký lưu hành đối với thuốc gia công, sau đó tiến hành chuyển nhượng giấy đăng ký lưu hành thuốc gia công (thay đổi cơ sở đăng ký thuốc) cho một cơ sở kinh doanh dược khác có chức năng phân phối thuốc tại Việt Nam hoặc (2) Uỷ quyền cho một cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam có chức năng đăng ký và/hoặc phân phối thuốc.

Về tình huống thứ hai, các doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư, thương mại… còn phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm.

Căn cứ quy định tại Khoản 10, Điều 91 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, cụ thể: Các cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến phân phối thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Chinhphu.vn

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?

Văn hóa pháp lý từ vụ kiện tờ vé số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vụ án người mua vé số thắng kiện một Cty Xổ số tại miền Trung vừa khép lại là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh pháp luật, vai trò của cách ứng xử văn minh trong xã hội hiện đại…

Xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A: Người dân mong được đền bù, hỗ trợ thỏa đáng hơn khi bị thu hồi đất

Dự án Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A đang được triển khai xây dựng nhưng chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất.
(PLVN) - Phản ánh về quá trình triển khai xây dựng Trường tiểu học Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh), một số người dân có đất bị thu hồi bày tỏ quan điểm là rất ủng hộ việc xây dựng trường học để con em có chỗ học hành tử tế, nhưng băn khoăn về phương án bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất.

Tìm hiểu về những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
(PLVN) - Trong số các loại hình doanh nghiệp tại nước ta, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là một loại hình doanh nghiệp (DN) khá quen thuộc và phổ biến. Đây không chỉ là loại hình doanh nghiệp có hình thức tổ chức đơn giản mà còn mang nhiều ưu điểm đặc biệt phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam nên đã được các nhà đầu tư lựa chọn.

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.