Giải “bài toán” già hóa dân số: Cần cái nhìn công bằng về hôn nhân

Nhiều người trẻ hiện nay ngại kết hôn và sinh con. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Nhiều người trẻ hiện nay ngại kết hôn và sinh con. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
(PLVN) - Nhiều bạn trẻ hiện nay đang có cái nhìn tiêu cực, phiến diện về kết hôn và sinh con. Điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ, trong đó có các vấn đề về dân số.

Nỗi sợ hôn nhân

Trên một nhóm kín nổi tiếng chuyên về chủ đề tâm sự, gỡ rối hôn nhân gia đình, L.A.N., 29 tuổi, nhân viên một công ty phần mềm đã chia sẻ cảm nhận của mình sau một thời gian trở thành thành viên thân thiết của nhóm. Theo N., sau khi đọc quá nhiều bài tâm sự về các cuộc hôn nhân không hạnh phúc, về những chuyện lừa dối, phản bội, những mặt trái quá xấu xí của hôn nhân được phơi bày trên mạng, cô có cảm giác chán nản, sợ hãi việc hẹn hò một ai đó và muốn sống độc thân để tránh khỏi những cảnh khổ đó. N. cũng cho biết, những bài viết về khía cạnh đen tối của các cuộc hôn nhân vốn có xuất phát điểm đẹp cũng làm cô mất niềm tin vào tình yêu và thường có cái nhìn tiêu cực về những người đàn ông muốn tiến đến tìm hiểu mình.

A.N. không phải là trường hợp hiếm hoi hiện nay bày tỏ sự bi quan về tình yêu, hôn nhân và khẳng định không muốn lập gia đình. Một cuộc khảo sát nhỏ do một chuyên san online về tình yêu, hôn nhân và gia đình được tổ chức gần đây cho thấy, trong 100 phụ nữ trẻ từ 22 - 32 tuổi, khi được hỏi nghĩ thế nào về chuyện yêu đương, lập gia đình, sinh con thì gần 40% bày tỏ những bi quan trong hôn nhân hoặc đưa ra ý muốn sống độc thân, số còn lại có ý định kết hôn hoặc chia sẻ mình “chưa quan tâm lắm”, nghĩa là để cho tương lai quyết định. Trong số đó, không ít người được hỏi cho rằng mình có thể trở thành mẹ đơn thân và cũng có những người cho biết không muốn có con vì nhiều nguyên nhân.

Một thực tế là hiện nay, trên mạng xã hội cũng như phim ảnh, đang có nhiều thông tin tiêu cực về hôn nhân, gia đình. Những thông tin nhan nhản về chuyện ngoại tình, đánh ghen, phụ rẫy, lừa đảo nhau về tiền bạc trong hôn nhân được mạng xã hội truyền tải mạnh mẽ như “chuyện thường ngày”. Cạnh đó, phim ảnh cũng thường khai thác nhiều đề tài xoay quanh những drama trong gia đình, đặc biệt là đề tài “người thứ ba”, chuyện mẹ chồng - nàng dâu, cùng với những khía cạnh trái ngang khác như cờ bạc, nợ nần, những vỡ mộng khi chạm vào đời sống hôn nhân… Những mặt trái ấy hàng ngày, hàng giờ tác động vào tâm lý, khiến nhiều người trẻ cho rằng cuộc sống hôn nhân nhiều khổ đau, là “địa ngục” như trên phim ảnh, trên mạng và dần có tâm lý chống đối, quay lưng với kết hôn.

Mối lo lâu dài

Nguyên nhân dẫn đến tâm lý “chán” kết hôn ở một số người trẻ không hoàn toàn xuất phát từ những thông tin tiêu cực mà họ tiếp nhận thường xuyên. Có thể thống kê một số lý do khác như bận rộn mưu sinh, phấn đấu cho sự nghiệp, hoặc môi trường sinh sống, làm việc không có nhiều cơ hội cho chuyện hẹn hò, hoặc đơn giản do “lười”, không quan tâm…

Một số quốc gia phát triển trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, một số nước châu Âu… cũng đang đối mặt với tình trạng “lười” hoặc “ghét” kết hôn. Nhiều người trẻ ở các quốc gia này, vì nhiều lý do đã lựa chọn cuộc sống độc thân, không sinh con. Họ có thể chọn hẹn hò chớp nhoáng qua mạng, hoặc tham gia các game “kết hôn” trên mạng hơn là tìm một đối tượng để nghiêm túc tìm hiểu, lập gia đình. Xu thế này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự già hóa dân số, thiếu vắng lao động trẻ ở nhiều quốc gia.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Chỉ số già hóa (số người cao tuổi trên 100 trẻ em dưới 15 tuổi) tăng nhanh từ 2009, xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm gần 12% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội già hóa sang xã hội già. Xu thế “lười” kết hôn, không muốn sinh con trong một bộ phận giới trẻ càng khiến khả năng già hóa dân số nước ta tăng cao.

Theo các chuyên gia y tế, hiện nay y học tiến bộ, tuy nhiên việc sinh con khi đã lớn tuổi cũng dễ dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho mẹ và suy giảm sức khỏe cho thai nhi, dễ dẫn đến một thế hệ “yếu đuối” về mặt sinh học. Chính vì thế, việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 588 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, trong đó, khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con là rất cần thiết, có thể phần nào giải “bài toán” khó của thời đại.

Theo các chuyên gia xã hội học, việc khuyến khích kết hôn, sinh con cần được thực hiện sâu rộng ở nhiều khía cạnh xã hội, trong đó cần nhấn mạnh yếu tố tuyên truyền. Cần có nhiều hơn những thông tin hay, hữu ích về gia đình. Cần thông qua các tác phẩm nghệ thuật cũng như phương tiện truyền thông để cho thấy những giá trị nhân văn về đời sống hôn nhân và gia đình. Từ đó giúp thế hệ trẻ ngày nay bớt đi cái nhìn lệch lạc, tiêu cực, có nhìn nhận đúng đắn hơn về việc lập gia đình, sinh con, đưa ra những lựa chọn tốt cho bản thân và cho xã hội.

Tin cùng chuyên mục

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh hơn 40 năm cống hiến

(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Đọc thêm

Chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và bao dung hơn cho tất cả mọi người

Bạn Kiều Hồng, là một thành viên trong cộng đồng người chuyển giới.
(PLVN) - Trong những năm qua, các vấn đề về bình đẳng giới đang ngày càng được nhiều người quan tâm, thể hiện rõ nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên thông tin về ngăn chặn bất bình đẳng giới và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, một bộ phận cộng đồng LGBT dường như đang bị bỏ ngỏ trước nhiều vấn đề bình đẳng giới.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin: