Giá vé tàu Cát Linh - Hà Đông được tính thế nào?

Tài Cát Linh - Hà Động. Ảnh: Giang Huy
Tài Cát Linh - Hà Động. Ảnh: Giang Huy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công thức tính giá mở từ 7.000 đồng, thêm 1km cộng 600 đồng. Giá ngày là 30.000 đồng tương đương 2 lần đi. Giá vé tháng chia làm 2 loại, loại phổ thông là 200.000/1 người/1 tháng, còn đối tượng ưu tiên là 100.000/1 người/1 tháng, miễn phí đối tượng được miễn phí xe bus...

Theo ông Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Metro, có 21 quy trình và 166 hệ thống vận hành bảo dưỡng các đoàn tàu, các quy trình này đã được áp dụng trong vận hành thử 20 ngày toàn hệ thống. Trong suốt thời gian vừa qua, nhân viên đã được tập huấn, sát hạch để vận hành.

“Kế hoạch vận hành giai đoạn đầu, tính tối thiểu 1 năm từ ngày bàn giao. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị chuyên môn, đặc biệt có chuyên gia hỗ trợ vận hành”, ông Trường cho hay.

Vị giám đốc này cho biết, 6 tháng đầu hệ thống sẽ mở tuyến sáng vào 5h30, chiều kết thúc vào 22h30, bình thường là 10 phút 1 chuyến, cao điểm là 6 phút 1 chuyến.

Trong 15 ngày đầu khách được đi tàu miễn phí theo Nghị quyết của UBND TP Hà Nội, sau đó sẽ phải mua vé. Cũng theo Tổng Giám đốc Metro, giá vé được xây dựng trên chính sách khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và được thành phố phê duyệt. Trước đó, giá vé dự kiến được phối hợp với chủ thầu đưa vào phần mềm quản lý nên có mức 8.000 - 15.000 đồng/vé.

Hiện công thức tính giá mở từ 7.000 đồng, thêm 1km cộng 600 đồng. Giá ngày là 30.000 đồng tương đương với 2 lần đi. Giá vé tháng chia làm 2 loại, loại phổ thông là 200.000/1 người/1 tháng, còn đối tượng ưu tiên là 100.000/1 người/1 tháng. Đối tượng mua vé tập thể cũng có chính sách giảm giá theo quy định. Đối tượng được miễn phí đi xe bus sẽ được miễn phí tàu.

Để đảm bảo phòng chống COVID-19, khách đi tàu quét mã QR code, thực hiện 5K. Tàu chuẩn bị bàn có nước khử khuẩn, dự phòng khẩu trang cho khách, đồng thời bố trí phòng để cách ly các trường hợp nghi nhiễm.

Tổng Giám đốc Metro Vũ Hồng Trường cho biết thêm, hành khách đi đường sắt đô thị được mua bảo hiểm. Từ ngày 6/11, khi hành khách đầu tiên lên tàu thì hợp đồng bảo hiểm được kích hoạt ngay. Nếu xảy ra tình huống mất an toàn trong quá trình đi tàu, hành khách sẽ được chi trả bảo hiểm.

"Cũng như xe buýt, vé đường sắt đô thị được trợ giá, bảo hiểm với hành khách nằm trong giá vé và trường hợp xảy ra thiệt hại với hành khách thì sẽ được bảo hiểm chi trả, hành khách không phải bỏ thêm đồng nào ngoài tiền vé đã mua", ông Vũ Hồng Trường nói.

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.