Gia tăng xu hướng phụ nữ Hàn Quốc hành nghề trang điểm xác chết

Ngày càng nhiều nữ giới Hàn Quốc hành nghề xử lý thi thể tại nhà tang lễ.
Ngày càng nhiều nữ giới Hàn Quốc hành nghề xử lý thi thể tại nhà tang lễ.
(PLVN) - Thời gian gần đây, ngày càng nhiều phụ nữ Hàn Quốc được đào tạo để trở thành người chăm lo hậu sự, xử lý thi thể tại nhà tang lễ - lĩnh vực mà lâu nay họ bị gạt ra do sự cấm kỵ trong văn hóa. Theo xu hướng hiện nay, quan điểm về vai trò giới đã thay đổi, nhu cầu cần có phụ nữ đảm nhận công việc này. 

Theo hãng tin Reuters, gần đây, cái chết của các nữ minh tinh và nhân vật nổi tiếng, cũng như sự trấn áp mạnh tay đối với tội phạm tấn công tình dục phụ nữ ở Hàn Quốc tạo nên sự nhạy cảm về giới. Các gia đình Hàn Quốc bắt đầu có xu hướng thay đổi cách tiễn biệt người đã khuất là bà, mẹ và con gái của họ. 

“Tôi cảm thấy không thoải mái khi bạn cùng lớp khác giới chạm vào cơ thể tôi, ngay cả khi tôi mặc quần áo kín mít. Tôi chắc chắn sẽ không muốn một người khác giới động chạm, tắm rửa và mặc quần áo cho cơ thể trần truồng của mình, ngay cả khi tôi đã chết”, Park Se-jung (19 tuổi) – nữ sinh viên năm 2 ngành Tổ chức tang lễ tại Đại học Eulji cho biết. Với suy nghĩ đó, Park quyết tâm trở thành nhân viên chăm lo hậu sự, đặc biệt cho các khách hàng là nữ giới.

Được biết, xu hướng này xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi trấn áp bạo lực tình dục đối với nữ giới, bao gồm tội phạm quay lén, trả thù khiêu dâm, tống tiền phụ nữ và trẻ em gái trên mạng bằng ảnh nóng. 

Không chỉ vậy hiện nay, tỷ lệ tự tử của Hàn Quốc cao nhất trong các nước phát triển, với 24,6 trường hợp tử vong trên 100.000 người vào năm 2019 (mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD là 11,3). Năm ngoái, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên và người trong độ tuổi 20-30 tại Hàn Quốc. Hơn 4.000 phụ nữ Hàn Quốc đã tự tử vào năm 2019, trong đó có cả các nữ nghệ sĩ K-pop trẻ tuổi Koo Hara và Sulli.

Năm 2016, 1/4 trong số 6.200 giám đốc dịch vụ tang lễ ở xứ kim chi là nữ giới. Với hơn 130.000 phụ nữ và trẻ em gái qua đời mỗi năm, yêu cầu về nữ giám đốc dịch vụ tang lễ dự kiến còn gia tăng, theo Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc. “Với tư tưởng Nho giáo, cái chết từng được coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc trước đây và có quan niệm tiêu cực về việc phụ nữ liệu có thể đảm đương công việc này hay không, nhưng nhận thức đó giờ đã thay đổi”, ông  Lee Jong-woo, giáo sư về ướp xác tại Đại học Eulji ở Seongnam, gần Seoul thông tin. 

 “Vào đầu những năm 2000, khoảng 1/3 số sinh viên theo học nghề ướp xác ở Hàn Quốc là phụ nữ và đến thời điểm hiện tại, con số này đã lên tới 60%  trong lớp học”, ông Lee chia sẻ.

Các công ty cung cấp dịch vụ tang lễ cho biết, họ ngày càng nhận được nhiều yêu cầu từ khách hàng cần nữ giới để chăm lo hậu sự, bao gồm việc tắm rửa, làm đẹp, thay quần áo cho xác chết. Bà Park Bo-ram, Giám đốc nhà tang lễ 7 năm nay, cho biết: “Hầu hết người trẻ tuổi chết do tự tử. Tang quyến của phụ nữ hoặc trẻ em gái trong những trường hợp này cảm thấy thoải mái hơn nếu nhân viên nữ của chúng tôi chăm sóc thi thể thân nhân họ. Tôi nhớ có một nữ sinh vị thành niên, con một trong gia đình tự tử. Khi tắm rửa, thay quần áo cho thi thể, tôi thấy trên đùi cô bé có nhiều dấu hiệu tự gây thương tích nhưng gia đình không ai biết”. Park nhớ lại lần bà chỉnh trang, làm đẹp cho thi thể một thiếu nữ qua đời vì tự tử, gia đình người đó rất biết ơn, ngay cả trong lúc đau buồn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến phản đối phụ nữ làm việc trong ngành tang lễ. Shin Hwa-jin, 21 tuổi, người dự định làm việc tại nhà tang lễ sau khi tốt nghiệp, cho biết cô đã rất sốc khi nghe cuộc trò chuyện với mẹ chồng của một phụ nữ trong nghề. “Mẹ chồng cô ấy đã bảo: Sao cô dám nghĩ đến việc nấu bữa ăn cho tôi với bàn tay đã chạm vào một xác chết?”, Shin kể. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.