Gia tăng trẻ mắc cúm A

Bệnh nhi mắc cúm A đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
Bệnh nhi mắc cúm A đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt lạnh nhất từ đầu mùa đông tới nay. Nhiệt độ giảm sâu đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các bác sĩ cho biết, thời điểm này, nhiều trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp được ghi nhận. Trong đó, số trẻ mắc cúm có xu hướng gia tăng.

Đang nằm điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé trai N.T.M (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) được các bác sĩ chẩn đoán mắc cúm A, viêm phổi với tình trạng khá nặng nề. Theo gia đình chia sẻ, bé M. vốn có bệnh lý nền teo cơ tủy xương nên em thường gặp các vấn đề sức khỏe khi thời tiết thay đổi.

Vào những ngày lạnh giá vừa qua, bé đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, điều trị tại tuyến dưới không đỡ, bé đã được chuyển tới trong tình trạng sốt cao, khó thở.

Thống kê tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết khoảng 1 tháng trở lại đây tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc cúm A vào điều trị. Trung bình dao động từ 60 – 80 bệnh nhi nội trú, chiếm khoảng 1/2 - 1/3 số trẻ điều trị tại trung tâm.

Theo đánh giá, số trẻ mắc cúm thời điểm này còn cao hơn so với cao điểm mùa dịch hồi tháng 2 – 3/2023 vừa qua. Với một số trường hợp, bệnh cúm có thể để lại những biến chứng nặng nề, phụ huynh cần hết sức lưu ý trong chăm sóc để bảo vệ sức khỏe của con.

TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời tiết gần đây ở miền Bắc thay đổi khá đột ngột, nhiệt độ trong ngày, đặc biệt là độ ẩm cũng giảm. Đây là yếu tố thuận lợi để các căn nguyên gây bệnh hô hấp gia tăng.

“Bước vào thời kỳ thời tiết lạnh, nhóm bệnh hô hấp mà trung tâm tiếp nhận là đông nhất. Tại trung tâm, số lượng trẻ mắc cúm có xu hướng gia tăng so với các tháng trong năm”, bác sĩ Nga cho biết.

TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga

TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Ngọc Nga

Khi nào cần đưa trẻ đến viện?

Theo TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc cúm, tuy nhiên ở tình trạng nặng và phải nhập viện thì hay xảy ra ở những nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 hoặc 3 tuổi các tình trạng bệnh lý hô hấp nặng hơn, tỷ lệ trẻ nhập viện ở nhóm tuổi này cao hơn.

Quan niệm thường cúm là một bệnh thông thường, tuy nhiên cúm có những tình trạng bệnh nặng và biến chứng nặng, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Với những trẻ có sức khỏe, miễn dịch bình thường, nếu mắc cúm sẽ có những biểu hiện ngắn và thoáng qua như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… từ 3-5 ngày tình trạng sẽ cải thiện.

“Với trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi, trẻ có bệnh lý nền… nếu mắc cúm sẽ gây ra các biến chứng nặng như: viêm phổi nặng, suy hô hấp, thở máy. Ngoài ra, một số biến chứng khác như: viêm não, viêm cơ tim… cũng có thể xảy ra”, bác sĩ Nga nhấn mạnh.

Cũng theo bác sĩ Nga, khi trẻ xuất hiện các biểu hiện như: ho, hắt hơi, sổ mũi kéo dài, có mũi xanh, thở khò khè, đau tức ngực, sốt cao… thì cần đưa trẻ đến viện thăm khám sớm để xác định căn nguyên trẻ mắc bệnh, phòng tránh các biến chứng cho trẻ.

Để phòng tránh căn bệnh này, bác sĩ Nga khuyến cáo: "Khi thời tiết chuyển dần sang lạnh nhiều cha mẹ rất chú ý quan tâm đến việc giữ ấm cho con, ngay cả khi con đi ngủ cũng đắp chăn rất ấm cho con. Tuy nhiên, ngoài việc giữ ấm cơ thể, các phụ huynh nên giữ ấm đường thở cho trẻ để tránh các bệnh hô hấp".

Đồng thời, bác sĩ Nga cũng lưu ý các biện pháp phòng tránh khác nữa như, thứ nhất là phải vệ sinh môi trường sạch sẽ, giảm việc mở cửa, khu vực có gió lùa. Thứ hai là giữ ấm cơ thể và đường thở cho trẻ, khi di chuyển ra ngoài phải đeo khẩu trang để giữ ấm cho trẻ. Thứ ba, phải giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là lòng bàn tay để giảm nguy cơ trẻ đưa tay lên miệng, mũi lây nhiễm các loại virus. Thứ tư là cân bằng dinh dưỡng cho trẻ để có thể trạng tốt và tình trạng miễn dịch tốt. Thứ năm là nếu có thể cha mẹ nên cho con tiêm vaccine để dự phòng.

Đọc thêm

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.