Gia tăng số ca mắc tay chân miệng, nguy cơ bùng phát dịch

Khoảng 2 tháng trở lại đây, số ca mắc tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng nhanh.
Khoảng 2 tháng trở lại đây, số ca mắc tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng nhanh.
(PLVN) - Tính từ đầu năm đến nay tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận khoảng 300 ca mắc tay chân miệng, so với cùng kỳ năm 2019 cao hơn 5-7 lần, đặc biệt số ca mắc bệnh tăng nhanh trong khoảng 2 tháng lại đây.

Tương tự, tại khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E cũng ghi nhận số ca mắc tay chân miệng gia tăng.

Nguy cơ bùng phát thành dịch

Theo ThS. BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E tính trung bình mỗi ngày, khoa Nội Nhi tổng hợp tiếp nhận khám và điều trị từ 40-50 bệnh nhân nhi. Nhưng trong 3 tuần gần đây, Khoa Nội Nhi tổng hợp tiếp nhận mỗi ngày 10-15 trường hợp tới khám và điều trị do mắc bệnh tay chân miệng.

Cá biệt riêng ngày 7/7, ngoài các trường hợp điều trị ngoại trú, khoa tiếp nhận 4 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 2, với những biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì...

Theo TS Lâm, tay chân miệng là bệnh xuất hiện quanh năm, vào khoảng tháng 4,5 đến tháng 11 là thời điểm cao điểm trẻ dễ mắc tay chân miệng. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương
TS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương

Chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng, ThS Quý giải thích, bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Là virus đường ruột nên chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. Đặc biệt, đối với những nơi tập trung trẻ em như trường học, khu vui chơi... sẽ tồn tại nhiều virus gây bệnh.

Cũng theo bác sĩ Trương Văn Quý, bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc phải virus gây bệnh. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Đáng lo ngại là dịch bệnh này lây lan với tốc độ khủng khiếp. Trong lớp học có một bé bị mắc bệnh thì cả lớp đó có thể bị lây nhiễm.

Bệnh tay chân miệng có thể tái mắc lại

Hiện các bác sĩ thực hiện phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo mức độ nặng của bệnh theo 4 mức độ để xác định và đưa ra quyết định bệnh nhân nhi có cần nhập viện điều trị hay không.

Theo bác sĩ Quý, dấu hiệu 4 mức độ như sau, bệnh nhân ở mức độ 1 có các dấu hiệu ở da, niêm mạc bao gồm phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân hay ở các nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, mông, kèm theo nốt ở miệng.

Nếu bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng ở mức độ 2, bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ: Độ 2A, trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Độ 2B, trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2, nhóm 1: Trẻ giật mình hơn 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình kèm theo dấu hiệu: ngủ gà, nhịp tim nhanh, sốt cao trên 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nhóm 2: Trẻ có triệu chứng thất điều như run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

Ở mức độ 3, bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng, vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản, xuất hiện rối loạn tri giác, tăng trương lực cơ.

Ở mức độ 4, bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc, phù phổi cấp, tím tái hoặc ngưng thở, thở nấc.

Bệnh nhi mắc tay chân miệng ghi nhận tại khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng ghi nhận tại khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E.

Theo TS Lâm: “Tùy mức độ của bệnh để đưa ra quyết định bệnh nhi cần nhập viện hay không. Độ 1 điều trị ngoại trú tại nhà, từ độ 2A trở lên thì phải theo dõi tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế, mức độ nặng nữa là 2B, 3 thì phải điều trị tại bệnh viện có khả năng điều trị tốt về bệnh này, với độ 4 phải điều trị ở nơi có hồi sức tích cực và tùy từng mức độ bệnh nhân mà điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Thông thường với một bệnh nhân không có diễn biến nặng thì khoảng 5-7 ngày là bệnh nhân sẽ lui bệnh. với trường hợp nặng có dấu hiệu tổn thương phổi thì bệnh nhân này phải điều trị lâu hơn”.

Nếu bé mắc tay chân miệng ở độ 1 đã có hướng dẫn để bố mẹ có thể chăm sóc bệnh nhi tại nhà. TS Lâm , khuyến cáo thêm, sang độ 2, trẻ bắt đầu có biểu hiện sốt cao cần đưa đến bệnh viện, và lên đến độ 2A thì sẽ được đưa vào viện để theo dõi, sau 8 -24 giờ mà bệnh nhân hết sốt, ăn uống tốt thì tiếp tục được chuyển về nhà để theo dõi tiếp. Nếu bệnh nhân nặng lên thì tiếp tục theo dõi sát và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.

Trẻ mắc tay chân miệng rồi vẫn có thể tái mắc lại.
Trẻ mắc tay chân miệng rồi vẫn có thể tái mắc lại. 

Về việc nhiều phụ huynh cho rằng con mình đã mắc tay chân miệng sẽ không tái mắc, TS Lâm thông tin: “Hiện tại, với tay chân miệng chưa có vắc xin điều trị, vì vậy bước phòng bệnh là quan trọng nhất. Những bệnh nhân đã mắc tay chân miệng rồi vẫn có nguy cơ mắc lại, vì miễn dịch của tay chân miệng không phải là suốt đời nên vẫn có thể mắc lại”.

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, TS Lâm khuyên: Các bậc cha mẹ cần theo dõi con ở nhà nếu thấy xuất hiện sốt kèm theo kém ăn, bỏ bú hay đau họng, phát ban thì cần báo ngay với nhà trường cho con nghỉ học. Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh kịp thời. Nếu chẩn đoán là tay chân miệng thì cần được cách ly tại nhà trong vòng 5-7 ngày. Bé cần được chăm sóc, theo dõi với chế độ ăn hợp lý nhiều vitamin, ăn chất lỏng dễ tiêu để tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nhanh chóng vượt qua được thời gian mắc bệnh.

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.