Phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

'Giá phải trả của tham nhũng lớn hơn nhiều so với số tiền bị mất'

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam.
Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam.
(PLVN) - Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Khởi động dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi Công ước phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam” do Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP) tổ chức ngày 18/10.

Thông tin tại hội thảo cho thấy, nhờ thành tựu đạt được từ công cuộc cải cách kinh tế toàn diện kể từ năm 1986, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tốc độ cao nhất khu vực. Dù vậy, vẫn còn những điểm yếu trong khung pháp lý và thực thi pháp luật, tạo kẽ hở cho hành vi tham nhũng.

Nhận thấy tham nhũng là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách toàn diện nhằm nâng cao niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào quản trị công.

Dù vậy nhưng theo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), sau 10 năm cải thiện liên tiếp, đến năm 2021, chỉ số PAPI tại Việt Nam có sự sụt giảm trong sự hài lòng của người dân, điển hình như đối với các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ do bệnh viện tuyến huyện cung cấp.

Số lượng người được hỏi cho rằng khoản hối lộ là cần thiết để được chăm sóc tốt hơn tại các bệnh viện tuyến huyện công lập hàng năm đã tăng nhẹ (từ 27 lên 28%).

Đồng thời, báo cáo PAPI năm 2021 ghi nhận mức độ kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đã giảm từ 6,90 xuống 6,88 điểm. Dù mức giảm không lớn nhưng đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống kể từ năm 2016, khi Việt Nam đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Những kết quả này cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường hơn nữa việc thực hiện Công ước PCTN của LHQ (UNCAC) nhằm đảm bảo phục hồi sau đại dịch một cách công bằng cho tất cả mọi người và không để lại ai bị bỏ lại phía sau.

Các đại biểu tại hội thảo.

Các đại biểu tại hội thảo.

Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực thực thi UNCAC tại Việt Nam được thực hiện với sự hỗ trợ của Cục Phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ và Dự án toàn cầu của UNDP về PCTN nhằm xây dựng xã hội yên bình và toàn diện.

Dự án là sự phối hợp giữa UNDP và bảy đối tác quốc gia, bao gồm Ban nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC, Bộ Y tế, và VCCI.

Được thực hiện trong vòng 27 tháng, dự án đặt mục tiêu nâng cao năng lực cơ quan chống tham nhũng nhằm đo lường và giám sát các mục tiêu PCTN của LHQ một cách có hiệu quả; hoàn thiện khung pháp lý và thực thi pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của UNCAC về biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thu hồi tài sản; đồng thời nâng cao năng lực trong quản trị công, tăng cường tính minh bạch và liêm chính trong lĩnh vực mua sắm đấu thầu y tế công tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo khởi động dự án, bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên liên quan tham gia vào công tác kiểm soát và PCTN. Bà Khalidi khẳng định tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy cách tiếp cận toàn xã hội trong công tác PCTN tại Việt Nam.

Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cũng cho rằng, công nghệ thông tin và truyền thông và các công nghệ mới sẽ là yếu tố quyết định trong việc đẩy lùi tham nhũng.

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, nhấn mạnh, cái giá phải trả của tham nhũng lớn hơn nhiều so với số tiền bị mất.

“Tham nhũng làm suy yếu khả năng thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm của nhà nước. Tham nhũng rút các nguồn lực công ra khỏi giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng hiệu quả - những loại hình đầu tư có thể cải thiện hoạt động kinh tế và nâng cao mức sống cho tất cả mọi người”, bà nói.

Theo UNDP, tham nhũng trong đấu thầu y tế công dẫn đến việc không thể tiếp cận thuốc và công nghệ y tế, tăng giá đối với bệnh nhân và tiếp tục thách thức việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 3, liên quan đến sức khỏe tốt và phúc lợi.

Vì lý do này, một phần của dự án do Chính phủ Na Uy tài trợ, thông qua Sáng kiến ACPIS của UNDP, đặt trọng tâm vào cải thiện việc chống tham nhũng và minh bạch trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam.

UNCAC là công cụ chống tham nhũng phổ quát duy nhất có tính ràng buộc pháp lý. UNCAC và Cơ chế rà soát thực thi của công ước này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách chống tham nhũng và tăng cường các cam kết quốc gia trong hành động chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn UNCAC vào năm 2009 và kể từ đó liên tục tăng cường việc thực thi công ước này.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.