Giá như anh chị biết thương đứa em tật nguyền!

LS Thuận nhận bảo vệ quyền lợi cho người em tật nguyền bị người thân đưa ra tòa tranh chấp mảnh vườn cằn cỗi
LS Thuận nhận bảo vệ quyền lợi cho người em tật nguyền bị người thân đưa ra tòa tranh chấp mảnh vườn cằn cỗi
(PLVN) - Trong quá trình hành nghề, Luật sư (LS) Nguyễn Đình Thuận gặp không ít những câu chuyện đau lòng từ các vụ án mà mình tham gia. Tuy nhiên, có một vụ án mà ông mãi day dứt không yên, luôn làm ông suy nghĩ về đạo lý, mối thâm tình ruột thịt bị xói mòn. 

LS Nguyễn Đình Thuận kể, về câu chuyện đau lòng này, có những đêm, ngồi nghiên cứu hồ sơ, đốt thuốc ngẫm nghĩ chuyện đời, chuyện người cho đến tận đầu giờ sáng, ông lại vội vàng ra sân bay để về Bình Định. Câu chuyện éo le của ông LNM (ngụ thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) luôn khiến LS Thuận trăn trở trong lòng.

Ông M., đứa em út tật nguyền từ nhỏ đã bị các anh chị kiện đòi mảnh vườn chốn quê vì cho rằng đó là đất di sản thừa kế. Đứa em út nghèo khó, bị liệt một bên thân, nói năng khó khăn, ốm tong teo lọ dọ từng bước chân lên bậc tam cấp của tòa án. Ông không ngờ, có một ngày, anh em lại đứng đối lập nhau, tranh giành một chút đất.

“Ông M. tìm được số của tôi trên mạng. Khi nghe ông trình bày câu chuyện, tôi không kìm được nước mắt. Nhà người khác, họ nâng đỡ anh em trong nhà. Đằng này, em mình tật nguyền, các anh chị đòi đất rồi thậm chí còn làm những trò cô lập, coi người em như không có trong gia tộc”, LS Thuận kể.

Theo hồ sơ, mảnh vườn ông M. bị các anh chị kiện có nguồn gốc là từ một người cụ phía ngoại. Do không có con trai thừa tự nên sau khi cụ mất thì phía bên ngoại đã họp và giao lại cho cha ông M. quản lý. Năm 1975, gia tộc bên ngoại thống nhất giao cho cha mẹ ông M. toàn quyền quản lý và định đoạt phần đất, đồng thời có nghĩa vụ hương khói cho cụ phía ngoại và từ đường.

Mang trong người căn bệnh từ lúc chào đời, ông M. đi đứng và phát âm khó khăn. Chính vì thế, ông M. chỉ ở với cha mẹ nơi mảnh vườn hoang vu “cày lên sỏi đá” này, trải dài suốt những năm chiến tranh và sau năm 1975. Còn các anh chị bỏ xứ đi từ lâu.

Một phụ nữ đã yêu thương và đón nhận ông M. Thế nên, cha mẹ mới giao lại mảnh vườn cho vợ chồng ông M. quản lý, canh tác. Năm 1980, được cha mẹ cho phép, ông M. đi kê khai và được cấp chủ quyền.

Bao nhiêu năm, khi cha mẹ còn sống, các anh chị không ai ý kiến. Cha mẹ khuất núi, anh chị em, kẻ tóc bạc, người chống gậy, đã ngoài ngũ tuần lại kéo nhau ra tòa. Mà có nhiều nhặn gì, tất cả đất đó theo định giá chỉ tầm vài trăm triệu đồng. Ông M. cũng không có ý định bán, chỉ để canh tác có cái sống vì mình tật nguyền và thờ cúng ông bà như lời hứa với cha mẹ, gia tộc.

“Có một cái Tết, anh chị thịt con heo thật to, ai cũng có phần, duy chỉ ông M. là không có. Người ta cô lập đứa em, coi như không có trên cõi đời. Ruột thịt, máu mủ của mình, sao nỡ đối xử với nhau như người dưng, như kẻ thù. Nghe ông kể mà lòng tôi “ứa máu”, tôi quyết tâm đồng hành cùng ông, đòi lại công bằng. 

Ngày ra tòa, ông một mình, tôi đưa ông lên hàng ghế đầu, còn các anh chị khác của ông xì xầm, chỉ trỏ, họ có cả ô tô để đi nhưng sao… Tôi không thể nghĩ được nguyên nhân nào để anh em “xâu xé” nhau vì một mảnh vườn. Có lẽ là vì tiền, vì cái lợi ích của bản thân quá lớn mà không nghĩ cho người khác”, LS Thuận chia sẻ.

Ở phiên tòa, LS Thuận phân tích cái đúng, cái sai và sự hợp pháp của ông M. trong việc sở hữu mảnh vườn cho các anh chị của ông M. nghe. Nhưng họ không chấp nhận. Tất cả phải giải quyết bằng chứng cứ hợp tình, hợp lý về nguồn gốc, về quá trình sử dụng đất. Tòa tuyên bác đơn khởi kiện, mảnh vườn thuộc về ông M.

Thắng kiện, người em cũng lủi thủi một mình ra về. Những người khác, mặt nặng mày nhẹ... 

“Về tình đã không đúng khi tranh giành với em út tật nguyền. Về lý đã thua ngay tại tòa, Thẩm phán và các vị hội thẩm đã giải thích rất rõ ràng, hợp đạo lý, nhân nghĩa ở đời nhưng họ không nghe. Tình anh em thua một người. Một người dưng đôi khi có nghĩa có tình…”, LS Thuận lắc đầu thương cảm. Dù đã thắng kiện trong phiên tòa, nhưng cái mà ông M. và LS Thuận mong muốn không phải là chiến thắng, mà là tình anh em, tình thân. 

Trong suốt thời gian qua, LS Thuận luôn nguyện cầu các anh chị em vì cái tình, vì người cha, người mẹ đã khuất mà ngồi lại với nhau, một chút lắng nghe nơi trái tim thì sẽ hóa giải được thù hận, mâu thuẫn, “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

“Đi nhiều, thấy nhiều, nghe nhiều và biết được những câu chuyện đau thương phía sau mỗi phiên tòa, với tư cách là người hành nghề luật, tôi luôn muốn đóng góp được cho xã hội, dù ít hay nhiều để bảo vệ cái lý, lẫn cái tình trong những vụ án. Tôi ước ao, sẽ không còn những vụ án nồi da xáo thịt như thế này nữa…”, LS Thuận bộc bạch. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.