Giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt thế nào?

Giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử phạt thế nào?

(PLVN) - Vừa qua không ít vụ án liên quan đến việc giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ viết và chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, nhằm hạn chế giả mạo giấy tờ, giả mạo chữ ký, chữ viết trong quá trình giao dịch, thực hiện các thủ tục hành chính cần có những giải pháp gì?


Trao đổi với PV PLVN, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó trưởng Phòng tranh tụng, Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) - cho biết: Chữ ký, hiểu theo cách thông thường là một biểu tượng được con người viết ra, nó có thể là một hình ảnh, chữ viết, tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ nào khác. Chữ ký của mỗi người đều không giống nhau, do đó nó thể hiện dấu án riêng biệt của con người đó. Chúng ta thường sử dụng chữ ký để ký trên các văn bản, tài liệu, hợp đồng,… Chữ ký này sẽ là mọt dấu hiệu thể hiện ý chí, xác định đối tượng, chứng minh cho sự hiện diện riêng biệt của cá nhân, và chính là một trong những yếu tố tạo nên hiệu lực của văn bản, của giao dịch.

Tuy nhiên, chữ ký có thể bị bắt chước về hình dáng bên ngoài, và thường chữ ký không thể phân biệt bằng cách thông thường được nên có nhiều đối tượng lợi dụng việc này để giả mạo chữ ký cũng như chữ viết của người khác để thực hiện một công việc mang lại lợi ích cho mình. Đây là việc trái pháp luật nhưng lại rất thường gặp trong đời sống xã hội, và có thể gây ra hậu quả nhất định.

Do đó, cần phải có phương pháp để hạn chế việc chữ ký, chữ viết bị giả mạo. Đối với cá nhân, cần phải có một chữ ký khó có thể bắt chước cho riêng mình. Chữ ký của cá nhân không nên quá đơn giản, bởi vì chữ ký càng đơn giản thì càng dễ dàng bị bắt chước, giả mạo. Đồng thời, thực tế có nhiều người hay ký theo những cách giống hệt nhau, điều này không hợp lý, bạn cần phải cá nhân hóa chữ ký cho mình, sáng tạo ra một chữ ký riêng biệt, phong cách riêng biệt.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
 Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Về phía nhà nước, các cơ quan được quy định có thẩm quyền liên quan, cần phải có những biện pháp nhằm xác minh nhanh chóng chữ ký, chữ viết. Cần đưa ra những biện pháp nhằm thay thế cho chữ ký truyền thống hoặc bổ trợ cho chữ ký truyền thống nhằm xác minh, phân biệt người ký. Và cuối cùng cũng cần có những chế tài thực sự nghiêm khắc trước những hành vi giả mạo chữ ký, chữ viết để thực hiện những công việc trái pháp luật.

Tội danh giả mạo chữ ký được xử lý như thế nào?

Thưa luật sư, việc giả mạo chữ ký… là một trong những thủ đoạn tinh vi của tội phạm. Đặc biệt trong các giao dịch kinh tế có giá trị lớn như mua bán nhà đất, các đối tượng xấu có rất nhiều chiêu trò tinh quái nhằm “cướp không” tài sản của người khác.

Căn cứ vào tính chất của từng vụ việc, mục đích của hành vi giả mạo chữ ký mà người giả mạo chữ ký có thể bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến một số lĩnh vực, pháp luật có những quy định điều chỉnh riêng đối với hành vi này:

  • Về đăng ký giao dịch bảo đảm: Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định đối với hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 
  • Trong lĩnh vực tư pháp: Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung năm 2015 quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
  • Theo quy định về quyền tác giả: Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.

Theo pháp luật hình sự hiện nay, đối với các chủ thể thực hiện là người có chức vụ, quyền hạn và có hành vi khách quan là lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc giả chữ ký của người khác trong khi thực hiện công việc sẽ bị kết tội Tội giả mạo chữ ký của người khác được quy định cụ thể tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, mức phạt tù cho hành vi này do các chủ thể trên thực hiện là từ 01 năm đến 05.

Còn đối với những trường hợp giả mạo chữ ký thực hiện các hành vi giao dịch về hợp đồng với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức phạt cao nhất là tù chung thân.

Việc giám định chữ ký đóng vai trò thế nào trong việc xét xử của Tòa án ?

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung và giám định tư pháp trong đó có giám định chữ ký nói riêng là một trong những nội dung quan trọng.

Vai trò của việc giám định chữ ký là để cung cấp cho các bên trong quan hệ tố tụng thông tin cần thiết, làm căn cứ để đưa ra các lập luận, quan điểm của mình trong việc chứng minh sự thật của vụ án và giải quyết vụ án.

Kết luận giám định chữ ký là một loại phương tiện chứng minh rất quan trọng, mang tính khoa học cao, vì nó là kết quả của việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học kỹ thuận nghiệp vụ để xác định sự thật cần chứng minh.

Khoa học càng phát triển nhất là khoa học về giám định, kết luận giám định nói chung và giám định chữ ký nói riêng càng có giá trị chứng minh cao và càng thuyết phục khi được sử dụng làm phương tiện chứng minh trong quá trình tố tụng, giúp tìm ra sự thật khách quan. Do đó, việc trưng cầu giám định, đánh giá kết luận giám định, sử dụng kết luận giám định trong một vụ án là rất quan trọng, nhất là trong trường hợp có nhiều kết quả giám định khác nhau cho cùng một đối tượng.

Giám định chữ ký, chữ viết giúp cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tìm ra được sự thật khách quan, định hướng cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong phòng ngừa tội phạm; làm cơ sở tiến hành hoạt động điều tra một cách khoa học, hiệu quả. Đặc biệt, giúp cho Tòa án giải quyết, xét xử một cách công minh các vụ án hình sự trên cơ sở khoa học chắc chắn các vấn đề cần chứng minh. Có những vụ án, kết luận giám định chữ ký, chữ viết sẽ chứng minh sự thật của vụ án, là chứng cứ để tiến hành khởi tố buộc tội hoặc minh oan cho người vô tội, giúp cho việc xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền giám định chữ ký?

Hoạt động giám định chữ ký được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và Bộ luật tố tụng liên quan.

Hoạt động giám định chữ ký, chữ viết là một hoạt động mang tính khoa học, tính phức tạp cao, do đó chỉ có những cơ quan với nghiệp vụ, chuyên môn cao mới có thể giám định một cách chính xác được. Theo đó, ở nước ta chỉ có một số cơ sở, cơ quan trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự mới có đủ trình độ chuyên môn và được nhà nước cho phép hoạt động.

Căn cứ theo Nghị định 85/2013/N-CP ngày 29/7/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp quy định các cơ quan sau có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bao gồm:

  • Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.
  • Việc Khoa học hình sự; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc Bộ Công an.
  • Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Trình tự thủ tục hồ sơ giám định chữ ký, chữ viết ?

Về trình tự này, trong Luật Giám định tư pháp năm 2012 và các văn bản hướng dẫn cũng có hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng. Theo đó, khi người yêu cầu giám định đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận thì sau 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Theo  quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp năm 2012, hồ sơ giám định chữ ký, chữ viết gồm những giấy tờ sau: Đơn đề nghị giám định; Đối tượng giám định; Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có); Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự rong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

Sau khi bạn gửi bộ hồ sơ hợp lệ đến các cơ sở, cơ quan có thẩm quyền, tùy thuộc vào độ phức tạp của đối tượng giám định mà bạn sẽ nhận được kết luận giám định tỏng vòng 10 – 30 ngày làm việc.

Hành vi bao che, tiếp tay cho việc giả mạo chữ ký bị xử lý thế nào?

Vậy, việc cơ quan quản lý nhà nước cấp quận huyện, thị xã bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực giả mạo chữ ký sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? 

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp quận huyện, thị xã bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực giả mạo chữ ký có thể sẽ bị xem xét là đồng phạm đối với người có hành vi tiêu cực giả mạo chữ ký. Căn cứ theo Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia tội của từng người đồng phạm.

Chủ thể ở đây là cơ quan quản lý nhà nước cấp quận, huyện, thị xã – đều là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật. Do đó, tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt theo các hình thức được quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, bao che cho người có hành vi phạm tội.

Ngoài ra, nếu người thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp quận, huyện, thị xã bao che, tiếp tay cho hành vi tiêu cực giả mạo chữ ký là Đảng viên sẽ tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý khiển trách nếu thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống tội phạm và trong xử lý tin báo tố giác tội phạm theo điểm a, Khoản 1 Điều 13 Quyết định số 102/QĐ-TW ngày 15/11/2017 quy định về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm.

Đọc thêm

Đề nghị công an điều tra sự việc trẻ em tử vong khi được vật lý trị liệu tại nhà

Bà Vương Xuân Mai (mẹ cháu bé - bên trái) và các hình ảnh, chứng cứ trong sự việc. (Ảnh trong bài: Phạm Oanh)
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản về sự việc bà Vương Xuân Mai (SN 1992, ngụ phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM) phản ánh con gái bà là bé Lâm Ái Trân (SN 2023) bị một điều dưỡng chưa có chứng chỉ hành nghề, giả danh bác sĩ tại BV Nhi Đồng 2 nhận làm dịch vụ “vật lý trị liệu tại nhà” và bé Trân tử vong trong quá trình “vật lý trị liệu”.

Cần bảo đảm cung ứng nguồn nước sạch người dân An Nhơn trong mùa nắng nóng

Cần bảo đảm cung ứng nguồn nước sạch người dân An Nhơn trong mùa nắng nóng
(PLVN) - Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trong mùa nắng nóng. Đặc biệt, một số trạm và nhà máy nước sạch đã bị xuống cấp và không đảm bảo cung cấp nước sạch, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Kiến nghị thanh tra Dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei

Một góc dự án điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei. (Ảnh: Trọng Triển)
(PLVN) - Theo Sở KH&ĐT Kon Tum, vi phạm của Cty CP Tân Tấn Nhật tại dự án Nhà máy điện gió Tân Tấn Nhật - Đăk Glei (thôn Lanh Tôn, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, Kon Tum) diễn ra ở nhiều lĩnh vực nên cần tiến hành thanh tra toàn diện việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường, xây dựng, lâm nghiệp, điện lực trong triển khai thực hiện dự án.

Sớm bổ sung quy định về PCCC đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh

Ảnh minh họa. (Ảnh: PTTH TH)

(PLVN) - Trước tình trạng nhiều vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn kéo theo chết người liên tiếp xảy ra thời gian qua, nhất là với mô hình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu sớm bổ sung quy định cụ thể trong luật về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với loại hình nhà ở này.

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Khi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Phạm Trung (Phú Thọ) hỏi: Tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp tại TP Hà Nội. Năm nay tôi dự kiến sẽ kết hôn. Vậy cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi kết hôn tôi sẽ được nghỉ làm việc mấy ngày?

Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (Bà Rịa - Vũng Tàu): Chủ đầu tư nợ tiền nước sạch, doanh nghiệp thuê đất 'vạ lây'

Nhiều DN thứ cấp trong KCN Mỹ Xuân A2 phải thuê xe bồn, mua nước sạch chở vào nhà máy để phục vụ hoạt động sản xuất. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã tổ chức cuộc họp với Cty TNHH Phát triển Quốc tế Formosa (FIDC), chủ đầu tư KCN Mỹ Xuân A2 (nằm trên địa bàn TX Phú Mỹ) liên quan đến việc FIDC nợ tiền nước sạch kéo dài; dẫn đến việc Cty CP Cấp nước Phú Mỹ (Phumy Wasuco) giảm áp lực nước cấp vào KCN Mỹ Xuân A2, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các DN thứ cấp tại đây.

Tiếp vụ Công ty Nhựt Phát khiếu nại kết luận 'trốn thuế': Chứng cứ cho thấy 41 hóa đơn trong sự việc là hợp pháp

Một góc Nhà máy Nhựt Phát. (Ảnh: Huỳnh Hiếu)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) ngày 3/4/2024 của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng Chi nhánh Tây Ninh của Cty Nhựt Phát “trốn thuế” vì sử dụng 41 hóa đơn “không có giá trị sử dụng”. Tuy nhiên, các chứng cứ trong hồ sơ cũng như quy định pháp luật lại cho thấy các hóa đơn trên là hợp pháp.

Công ty có được bắt buộc người lao động làm thêm giờ không?

Luật sư Phạm Thị Nguyệt Tú.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hưng Yên) hỏi: Tôi là công nhân tại một công ty sản xuất thực phẩm. Do có nhiều đơn hàng cần giao nên công ty điều động công nhân làm thêm giờ (mỗi ngày làm việc 12 tiếng) nhưng vẫn trả lương bằng mức lương cơ bản. Xin hỏi, công ty có được ép buộc người lao động phải làm thêm giờ, tăng ca không?

Tầm nhìn chiến lược với quy hoạch TP HCM

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cho đến nay, hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước đều đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch mỗi địa phương đều phải đạt yêu cầu bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.