Gia Lai: Tín dụng chính sách góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn

Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình chị Siêu Mi ở thôn Cư PêR, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai vay 30 triệu đồng đầu tư cải tạo 4.000 m2 đất để trồng cà phê. (Ảnh: Quốc Việt)
Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình chị Siêu Mi ở thôn Cư PêR, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, Gia Lai vay 30 triệu đồng đầu tư cải tạo 4.000 m2 đất để trồng cà phê. (Ảnh: Quốc Việt)
(PLO) - “Nhờ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đến nay gia đình tôi đã thoát nghèo bền vững, kinh tế gia đình ngày càng phát triển có đủ điều kiện để đầu tư sản xuất (SX), mua sắm đồ dùng gia đình và lo cho con cái ăn học đầy đủ” – đó là tâm sự của ông Hri ở thôn Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai khi nói về ý nghĩa của tín dụng chính sách trong đời sống của gia đình.

Gia Lai là tỉnh nghèo khu vực Bắc Tây nguyên còn nhiều khó khăn, có gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao so với mức bình quân chung toàn quốc. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo 13,34% (45.340 hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo 9,83% (33.406 hộ). 

Trong thời gian qua, Gia Lai luôn quan tâm chăm lo cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và coi đây là giải pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Sau 15 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Gia Lai đang triển khai 13 chương trình tín dụng, dư nợ 3.855 tỷ đồng, với gần 139 nghìn hộ vay. Quy mô tăng trưởng vốn vay gấp 44,61 lần so với năm 2003, bình quân mỗi năm tăng 31,02%. Riêng 03 chương trình giảm nghèo có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội là chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm 59% tổng dư nợ, đã lấp đầy “khoảng trống” chính sách đảm bảo cho hộ nghèo giảm nghèo bền vững.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 131.921 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn vượt qua ngưỡng nghèo, giải quyết tạo việc làm cho 23.655 lao động, giúp trên 57.337 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trang trải chi phí học tập, giải quyết cho 794 đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, giúp trên 10.967 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn xây dựng nhà ở, xây dựng được 106.116 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giúp 74.897 hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn có vốn để đầu tư vào SXKD.

Vốn chính sách góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Cụ thể giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 23,73% còn 11,36%; giai đoạn 2016 - 2017 giảm từ 19,71% xuống còn 13,34%.

Những kết quả trên góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, là một công cụ thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế quan trọng, kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển SX, cải thiện cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Ông Hri ở thôn Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa cho biết gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, năm 2011 gia đình vay 20 triệu đồng để chăm sóc 300 cây cà phê, đến năm 2014 gia đình đã trả nợ và tiếp tục được vay 40 triệu đồng đầu tư thêm 400 cây cà phê. Nhờ nguồn vốn vay NHCSXH, đến nay gia đình ông đã đầu tư trồng được 7 sào cà phê, sửa chữa được nhà ở và mua được 1 xe công nông, nuôi 2 con bò. Thu nhập bình quân hàng năm gần 80 triệu đồng… 

Tuy nhiên, trên địa bàn tình hình cho vay nặng lãi ở nông thôn vẫn còn xảy ra ở một số nơi chủ yếu vào các mùa giáp hạt, người dân phải đi vay tại các tư thương trong thôn, làng bằng tiền mặt hoặc vật tư nông nghiệp để trang trải cho các chi phí tiêu dùng hàng ngày. Một bộ phận, người đồng bào DTTS còn chưa ý thức tiết kiệm, chi tiêu chưa hợp lý, các tập tục lạc hậu, lãng phí ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống người dân.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai về tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng ngừa trong hoạt động tín dụng đen và kinh doanh cầm đồ trên địa bàn, về phía NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ nguồn vốn TW, nguồn vốn địa phương, phối hợp các hội, đoàn thể tập trung rà soát đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để mở rộng cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ vay. Tăng cường tuyên truyền về các chương trình tín dụng chính sách đến với người dân, phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn hộ vay làm ăn, phát triển SX, vươn lên thoát nghèo. 

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể cần tăng cường tuyên truyền trong vùng đồng bào DTTS thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu phù hợp với điều kiện kinh tế của từng hộ và tổ chức SX tích lũy vốn để tái đầu tư SX, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và hạn chế việc cho vay nặng lại ở khu vực nông thôn. 

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.