Gia đình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ ra mắt sách tưởng nhớ Xuân Quỳnh
Gia đình hạnh phúc của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Xuân Quỳnh (6/10/1942-6/10/2022), cùng với sự kiện Đêm thơ - nhạc - kịch Hoa cúc xanh, gia đình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ còn cho ra mắt cuốn sách "Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn" để tưởng nhớ nữ thi sỹ.
Lật giở từng trang sách, ta bắt gặp một Xuân Quỳnh quá đỗi đời thường và đầy giản dị. Đong đầy ở đây là hình ảnh của người mẹ với tình mẫu tử thiêng liêng. Những trang nhật ký chi tiết, tỉ mỉ, ghi lại quá trình sinh ra và lớn lên trong những năm đầu đời của con trai đầu lòng Lưu Tuấn Anh, đã thể hiện được tình thương yêu hết lòng và sự hy sinh vô bờ bến của nữ nhà thơ khi nuôi con trong những năm chiến tranh chống Mỹ ác liệt.
Xuân Quỳnh cũng là một người rất chịu khó đi thực tế và sẵn sàng nhập cuộc. Thu xếp tạm ổn việc gia đình là sửa soạn hành trang để lên đường, không ngại ngần đi đến những vùng đất trọng điểm, đầy khó khăn nguy hiểm để sống, làm việc, trải nghiệm với quân và dân vùng đất lửa Quảng Trị.
Phần hai của cuốn sách cung cấp những tư liệu là nhật ký ghi chép những sự việc, ấn tượng đặc biệt, những chân dung tiêu biểu... một thứ vốn liếng, chất liệu sáng tác của một nhà thơ nữ thông minh, tinh tế. Xuân Quỳnh đã lấy trải nghiệm từ thực tế hào hùng của cuộc chiến tranh cứu nước làm nguồn cảm hứng chủ đạo trong tư duy sáng tạo.
Cuốn sách Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
Do PGS Lưu Khánh Thơ (em gái Lưu Quang Vũ) biên soạn, cùng với nhiều tư liệu được cung cấp từ gia đình, "Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn" lần đầu tiên công bố một số bức thư Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ gửi cho nhau trong những năm cuối đời, thư Xuân Quỳnh gửi cho con trai út Lưu Quỳnh Thơ (Mí) khi đi công tác tại Liên Xô. Một vài kỷ niệm về những năm đầu yêu nhau nhiều trắc trở của cặp vợ chồng tài hoa cũng được PGS Lưu Khánh Thơ chia sẻ.
Ngày 29/8/1988, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và con Lưu Quỳnh Thơ đã đột ngột ra đi, để lại biết bao thương tiếc cho tất cả những ai đã yêu thơ của Xuân Quỳnh, yêu kịch và thơ của Lưu Quang Vũ. Nhưng Xuân Quỳnh đã kịp để lại giữa đời những “cành thơ" tươi xanh của mình. Và "cành thơ" ấy sẽ mãi mãi tươi nguyên qua nhiều năm tháng vì nó được bắt rễ và mọc lên từ một tâm hồn nhân hậu, vị tha và đau đáu với đời.
Thơ Xuân Quỳnh đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ bạn đọc và sẽ còn song hành cùng với nhiều thế hệ mai sau.
(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".
(PLVN) - Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...
(PLVN) - Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần, các tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu trình làng những linh vật rắn độc đáo để chào đón năm mới. Không chỉ là vật trang trí cảnh quan, mỗi linh vật còn phản ánh sức sống mãnh liệt của địa phương, gửi gắm niềm tin và hy vọng vào một năm mới thành công.
(PLVN) - Có người hỏi tôi: “Người ấy có gì mà cậu thương nhiều đến vậy?” Tôi chỉ mỉm cười, nhìn xa xăm rồi khẽ đáp: “Người chả có gì cả, chỉ là có được trái tim tôi mà thôi. Thương thì thương thôi, chẳng cần lý do gì.”
(PLVN) - Đến với phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ những ngày này, có thể cảm nhận được không khí náo nức chuẩn bị Tết, mừng Đảng, mừng Xuân và đặc biệt hơn là mừng Đại hội Đảng bộ phường Thụy Khuê lần thứ XIV sẽ diễn ra trong hai ngày 16 - 17/01/2025 tới đây.
(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.
(PLVN) - Từ ngày rằm tháng chạp, không khí Tết đã cận kề. Nhiều nhà đã lo chuẩn bị Tết sớm. Nhưng phải sau lễ cúng ông Công, ông Táo mọi nhà mới thực sự chuẩn bị tiễn năm cũ đón năm mới.
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.
(PLVN) - Khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân bắt đầu chiếu rọi qua những đám mây màu xám bạc còn sót lại của đông chí, khắp phố phường ở mọi tỉnh, thành tại Việt Nam lại bừng lên sức sống của một năm mới. Dù có những khác biệt về không khí đón Tết Nguyên đán ở làng quê và thành phố nhưng tựu trung lại, Tết cổ truyền vẫn là thời gian sum họp gia đình, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.
(PLVN) - Ngày Tết là ngày đoàn viên, là ngày sum họp của gia đình, ngày Tết cũng là ngày mà người dân Việt Nam cùng nhau “chia ngọt, sẻ bùi”. Phương châm hành động “ai có gì giúp nấy, có của góp của, có công góp công, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”, các tổ chức, cá nhân đã tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn, chung tay hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau tại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(PLVN) - Tối 11/1, tại Nhà hát TP Hải Phòng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024.