Gia đình hạnh phúc là nền tảng của quốc gia hạnh phúc

Bức ảnh “Hạnh phúc giản đơn” tại Triển lãm ảnh Gia đình - Tổ ấm yêu thương nhân Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021.
Bức ảnh “Hạnh phúc giản đơn” tại Triển lãm ảnh Gia đình - Tổ ấm yêu thương nhân Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Văn hóa Việt Nam luôn tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị của gia đình.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có phát triển thì xã hội mới phát triển và ngược lại. Cũng bởi lẽ đó mà hàng năm, Việt Nam đều có Ngày Gia đình Việt Nam - 28/6 nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình, gìn giữ và phát huy những ý nghĩa văn hóa, tinh thần đậm nét truyền thống Việt Nam. Năm 2023, chủ đề của Ngày Gia đình Việt Nam là “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng”.

Phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, gia đình là hạt nhân của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng hạt nhân cho tốt. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan niệm nền văn hóa Việt Nam gồm ba trụ cột là văn hóa gia đình, văn hóa làng và văn hóa nước. Qua đó cho thấy, giá trị to lớn của văn hóa gia đình trong xây dựng, phát triển bền vững đất nước…

Báo cáo chính trị của Đại hội XIII xác định: “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Ngày 24/6/2021, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Chỉ thị viết: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.

Nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm: Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng gia đình; nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.

Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về công tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hoá tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau.

Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ. Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong công tác xây dựng gia đình.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình theo hướng lấy hoạt động của gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự gắn kết xã hội và vai trò của gia đình. Các chính sách về gia đình phải hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh tật, cao tuổi. Xây dựng danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình. Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với gia đình, hỗ trợ gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới.

Huy động các cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn; bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản công bằng, bình đẳng, thuận lợi. Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…”.

Gia đình no ấm, hạnh phúc thì quốc gia giàu mạnh

Là tiêu đề bài viết của TS. Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH,TT&DL đăng tải trên Báo Văn hóa tháng 12/2022. Trong bài viết, bà Trần Tuyết Ánh đã khẳng định, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư là sự tiếp nối quan trọng thể hiện tầm nhìn của Đảng về gia đình và công tác gia đình trong tình hình mới.

Theo TS. Trần Tuyết Ánh, để xây dựng “mái ấm” hạnh phúc trong bối cảnh hiện nay thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải xác lập được hệ giá trị của gia đình. Có thể nói, hệ giá trị gia đình chính là hồn cốt, là cốt lõi của hệ giá trị quốc gia, dân tộc. Những biến đổi về cấu trúc, chức năng và hệ giá trị của gia đình quyết định đến diện mạo của gia đình Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử. Mặt khác, việc dành sự ưu tiên khác nhau đối với các giá trị cũng quyết định đến đời sống văn hóa ứng xử và sự phát triển của mỗi gia đình.

Cụ thể, trong mối quan hệ “nước và nhà”, nước được ví như cái nhà to, nhà được ví như xã hội thu nhỏ, vì vậy nhà - gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh thì nước - quốc gia sẽ giàu mạnh. Đối với quốc gia, bản thân gia đình là một giá trị. Với chức năng sinh sản, gia đình đã góp phần duy trì nòi giống, tái sản xuất sức lao động xã hội, bảo đảm ổn định dân số và an ninh, quốc phòng.

Với chức năng kinh tế, gia đình là một đơn vị ngày càng có vai trò quan trọng đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, tạo việc làm và an sinh xã hội.Với chức năng giáo dục, gia đình thực hiện việc dạy dỗ từ thai giáo đến khi con người trở về với quy luật tự nhiên của vũ trụ; các giá trị về văn hóa gia đình như sự hiếu thuận, kính trên, nhường dưới, tôn trọng, bao dung, yêu lao động, cần cù, sáng tạo, yêu cái đẹp, cái thiện… hình thành nên cốt cách con người, giá trị văn hóa, giá trị quốc gia - dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, hệ giá trị của gia đình là tập hợp các giá trị của gia đình được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của đất nước, được tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, nhân văn của các quốc gia trên thế giới.

Cũng theo TS. Trần Tuyết Ánh, hiện nay, không ít gia đình chỉ lo phát triển kinh tế, sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ dành cho con cái bị suy giảm. Thậm chí có những gia đình còn “khoán” việc giáo dục nhân cách, lối sống của con mình cho nhà trường và xã hội, chưa có lối sống gương mẫu cho thế hệ trẻ, chưa duy trì được nền tảng, giá trị đạo đức trong các hành vi ứng xử văn hóa trong gia đình. Điều đó khiến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, giới trẻ cũng hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với những lối sống, hành vi ứng xử bên ngoài xã hội, nhất là mạng Internet mà ở đó tồn tại không ít những tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, sự thực dụng, trọng tiền tài, danh vọng, ích kỷ và tệ nạn xã hội…

Sự khủng hoảng của chức năng, giá trị của gia đình có mối quan hệ nhân quả với những vấn đề xã hội. Giá trị đạo đức, ứng xử trong gia đình không được duy trì, rèn giũa, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo là nhân tố dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, vi phạm pháp luật cả chính bên trong gia đình và ngoài xã hội. Những vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường. Gia đình không thực hiện tốt các chức năng của mình sẽ khiến xã hội mất ổn định, mất động lực phát triển của đất nước.

“Đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình Việt Nam tiếp cận tài chính, kiến thức, giá trị, chuẩn mực ứng xử, kỹ năng tổ chức đời sống đa dạng, phong phú. Các dịch vụ xã hội phát triển giúp ích cho gia đình thực hiện tốt các chức năng, vai trò đối với các thành viên gia đình và xã hội.

Xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam phát triển vững chắc là nền tảng để xây dựng hệ giá trị quốc gia văn minh. Là cơ sở để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn thịnh, hạnh phúc và đa dạng bản sắc văn hóa với những người Việt Nam có tầm vóc thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, hội tụ “Đức và Tài” trước hội nhập sâu rộng nhưng vẫn giữ vững được đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là nhiệm vụ quan trọng để “Xây dựng hệ giá trị gia đình” trong tình hình mới” đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống” - TS. Trần Tuyết Ánh nhấn mạnh.

“Thế giới vừa trải qua đại dịch COVID-19, hậu quả để lại vô cùng to lớn. Từ trong đại dịch, mỗi chúng ta đều có cái để nhìn lại, để thấy được những “điểm sáng” về đạo đức gia đình, đạo đức xã hội và những giá trị nhân văn sống tưởng như đã bị lãng quên thì nay tỏa sáng giúp vơi đi những lo lắng và cảm nhận được sự ấm áp của tình người. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị đạo đức đó... Đây là nhân tố quan trọng để dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc hôm nay” - TS. Trần Tuyết Ánh - Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH,TT&DL.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Phát huy truyền thống 'tương thân, tương ái' để ai cũng có Tết

(PLVN) - Còn hơn 10 ngày nữa, đất nước bước vào Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Tuy nhiên, nhịp sống Tết đã tràn ngập phố phường, siêu thị, khu vui chơi giải trí, địa điểm công cộng, mọi nhà... Tết vừa là đặc trưng văn hóa, vừa có ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống người Việt. Ai cũng có quyền được thụ hưởng các giá trị vật chất và tinh thần của Tết.

Đọc thêm

'Chợ Tết Nhân ái' nơi tiền tiêu Tổ quốc

'Chợ Tết Nhân ái' nơi tiền tiêu Tổ quốc
(PLVN) - Ngày 12/1, UBMTTQ TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) phối hợp với CLB Thiện nguyện Nhân ái TP Móng Cái và các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết Nhân ái” Xuân Ất Tỵ 2025.

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'

Giao thông Hà Nội cận Tết - 'Giờ nào cũng là giờ cao điểm'
(PLVN) - Những ngày cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giao thông trên địa bàn Hà Nội trở nên đặc biệt sôi động. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường ứng trực ngày nghỉ, bảo đảm việc di chuyển của người dân diễn ra thuận lợi và an toàn...

Tết xanh - tiết kiệm và bảo vệ môi trường

Trào lưu Tết Nguyên đán thân thiện môi trường, từ trang trí, ẩm thực đến lối sống, đang được đón nhận ở nhiều quốc gia. (Ảnh: Kevin Malik/Cold Tea Collective)
(PLVN) - Từ Nhật Bản đến Hàn Quốc, xu hướng Tết xanh không chỉ là cách tiết kiệm mà còn là biểu hiện của trách nhiệm với thiên nhiên và thế hệ tương lai. Đây là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi gia đình nhìn lại cách tổ chức Tết của mình và tìm cách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 12/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc vẫn chịu tác động của không khí lạnh, trời rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất tại Bắc Bộ có nơi dưới 3 độ C; riêng Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 9 độ C.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Chuyện đón Tết ở ngành dệt may

Trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025 cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại Tết Sum vầy ở Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP. (Ảnh: Công đoàn dệt may Việt Nam)
(PLVN) - Thưởng Tết là mong muốn chung của rất nhiều người lao động (NLĐ) hiện nay, bởi ngoài có thêm một khoản tiền, đây còn là niềm động viên tinh thần rất lớn, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với NLĐ. Đặc biệt, trong giai đoạn sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn như những năm qua, điều này càng trở nên trân quý hơn.

Kiểm soát an toàn các hoạt động đón Tết

Nhiều mặt hàng bánh kẹo Tết tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm. (Ảnh minh hoạ: PV)
(PLVN) - Tháng Chạp về, không khí chuẩn bị cho Tết Nguyên đán trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, người người, nhà nhà tất bật lo toan, sắm sửa. Tuy nhiên, ẩn sau các hoạt động đón Tết là không ít hiểm họa rình rập. Để có một mùa Tết an vui, bên cạnh nỗ lực kiểm soát an toàn của cơ quan chức năng, mỗi cá nhân cần chủ động nâng cao ý thức phòng ngừa và bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như cộng đồng.

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn

Kỳ vĩ cảnh băng tuyết phủ trắng đỉnh Lảo Thẩn
(PLVN) - Đỉnh núi Lảo Thẩn, xã Y Tý, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) chiều nay, 11/1, xuất hiện băng tuyết phủ kín núi rừng và cây cỏ, tạo nên cảnh quan kỳ vĩ thu hút sự chú ý của du khách và người yêu thích khám phá...

Hiện thực hóa mục tiêu Net Zero khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng KH&CN Huỳnh Thành Đạt kêu gọi các nhà khoa học tìm kiếm giải pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu Net Zero. (Ảnh: TH )
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học "Triển khai Chương trình KH&CN phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)".

Khi chính sách, pháp luật 'chuyên chở' niềm vui an sinh xã hội

Xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát là rất cần thiết. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Tiếp nối các năm trước, năm 2024, chính sách an sinh xã hội tiếp tục khẳng định vai trò là “xương sống” của hệ thống chính sách xã hội trong phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro của người dân trong cuộc sống. Để từ đó người dân có cuộc sống tốt đẹp, xã hội phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của Nhân dân.

Nhiệt độ Hà Nội và cả nước hôm nay - 11/1

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày 11/1, miền Bắc trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất có nơi dưới 3 độ C. Nhiệt độ ở Hà Nội dao động trong khoảng 9-18 độ C...

Phân loại rác tại nguồn - 'khó chồng khó' mùa cận Tết

Phân loại rác tại nguồn không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là trách nhiệm cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Phân loại rác tại nguồn là yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/1/2025 theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai vẫn còn nhiều trở ngại lớn, đặc biệt khi bước vào dịp lễ hội cận Tết với lượng rác thải tăng đột biến.

An toàn giao thông và an toàn thực phẩm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP), tổng kết công tác năm 2024, số liệu được công bố cho thấy tình trạng vi phạm ATTP vẫn rất nhức nhối.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.