Giá điện tăng, người dân làm gì để kiểm soát hóa đơn tiền điện?

Giá điện tăng, người dân làm gì để kiểm soát hóa đơn tiền điện?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc giá điện tăng vào đúng đợt nắng nóng đầu tiên sẽ khiến cho hóa đơn tiền điện của khách hàng tăng. Tuy nhiên, theo tính toán của Tập đoàn điện lực Việt Nam, với tần suất sử dụng điện "như cũ" thì mức tăng cao nhất cho các hộ dùng đến 400 kWh/tháng sẽ ở mức 27.200 đồng/tháng.

Giá bậc thang sinh hoạt cao nhất là 3.015 đồng/kWh

Ngay sau thông tin điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 4/5, Bộ Công Thương đã có quyết định số 1062 /QĐ-BCT ngày 4/5/2023 ban hành biểu giá bán lẻ điện cho các đối tượng sử dụng điện.

Trong đó, với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 6 bậc, bậc thang cao nhất lên mức 3.015 đồng/kWh. Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo giá điều chỉnh sẽ bắt đầu từ 1.728 đồng/kWh cho 50 số đầu tiên, 1.786 đồng/kWh cho 50 số tiếp theo, 100 số bậc 3 có giá 2.074 đồng/kWh, 100 số bậc 4 có giá 2.612 đồng/kWh, cao nhất từ kWh thứ 401 có mức giá 3.015 đồng/kWh.

Tại cuộc trao đổi với báo chí về tình hình điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, được tổ chức chiều 4/5/2023, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, với mức điều chỉnh này, tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 50 kWh/tháng là 2.500 đồng/hộ; Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng là 5.100 đồng/hộ; Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là 11.100 đồng/hộ; Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng là 18.700 đồng/hộ; Tiền điện tăng thêm của hộ tiêu thụ 400 kWh/tháng là 27.200 đồng/hộ.

Với các khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, theo ông Lâm, khách hàng công nghiệp mỗi tháng sẽ phải trả thêm 141.000 đồng; khách hàng sản xuất kinh doanh phải trả thêm 307.000 đồng.

Ông Võ Quang Lâm chia sẻ, việc điều chỉnh giá điện vào đúng lúc khó khăn khi người dân và doanh nghiệp cùng phải gồng mình lên sau những suy thoái của kinh tế sau dịch COVID; Bên cạnh đó, miền Bắc đã có đợt nắng nóng đầu tiên, tình hình thủy văn sẽ khó khăn, do đó, EVN đang phải rất cố gắng vận hành hệ thống để giảm thiểu chi phí sản xuất và vẫn đảm bảo cung ứng đầy đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

Trả lời câu hỏi của báo PLVN về vấn đề tăng giá điện vào đúng đợt nắng nóng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hóa đơn tiền điện của khách hàng, ông Lâm cho biết, nếu khách hàng sử dụng dưới các mức 100 kWh/tháng, 200 kWh/tháng, 400 kWh… thì theo như công bố, số tiền cao nhất khách hàng phải trả cho việc điều chỉnh giá điện chỉ là 27.000 đồng/hộ.

Tuy nhiên, khi nắng nóng tăng, nhu cầu sử dụng điện tăng lên. Trong khi đó, khi số điện sử dụng tăng lên thì cấu phần cao thường rơi vào các bậc cao hơn thì hóa đơn sẽ tăng cơ học theo đúng giá quy định của từng bậc thang. Từ ngày 4/5 lại điều chỉnh tăng thêm 3% thì hóa đơn tiền điện chắc chắn sẽ tăng.

Do đó, EVN mong muốn khách hàng sẽ theo dõi việc sử dụng điện của gia đình. Hiện trong 30 triệu công tơ điện đã có 82% công tơ điện tử và người dân hoàn toàn có thể giám sát việc sử dụng điện hàng ngày.

“Nếu khách hàng thấy có hiện tượng sử dụng điện tăng bất thường thì có thể gọi điện cho các trung tâm khách hàng để cùng chúng tôi kiểm tra mức độ chính xác của công tơ cũng như việc sử dụng điện của khách hàng và căn cứ vào đó, khách hàng điều chỉnh việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình để hóa đơn tiền điện không tăng cao bất thường” - ông Lâm nói.

Cuộc trao đổi về điều chỉnh giá bán lẻ điện được EVN tổ chức chiều 4/5/2023

Cuộc trao đổi về điều chỉnh giá bán lẻ điện được EVN tổ chức chiều 4/5/2023

Sẽ huy động tối đa nguồn điện giá rẻ

Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, khi giá điện được điều chỉnh tăng 3% sẽ giúp cho EVN bớt khó khăn về tình hình tài chính nhưng mức tăng này chưa đủ để cân bằng. Với mức điều chỉnh này, trong năm 2023, doanh thu của EVN sẽ có thêm hơn 8.000 tỷ đồng, trong khi hiện tại EVN vẫn đang lỗ vài chục nghìn tỷ đồng.

Do đó, EVN vẫn phải có những giải pháp để tiết kiệm chi phí. Ví dụ, năm 2022 tiết kiệm 10% thì năm nay lên 15%, các khoản sửa chữa lớn đã cắt giảm 30% thì năm 2023 sẽ tăng lên 40%; Chi phí nhân công tiền lương cũng sẽ tiếp tục phải cắt giảm; Bên cạnh đó EVN cũng phải thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện và tối đa huy động nguồn điện giá thành rẻ.

Ngoài ra, EVN sẽ làm việc với các nhà cung ứng nhiên liệu đề nghị họ cùng chia sẻ khó khăn, có thể giảm giá đầu vào của than, khí để giảm thiểu chi phí đầu vào cho EVN; Việc đàm phán với các nhà đầu tư có nguồn năng lượng tái tạo để có sự hài hòa lợi ích giữa 2 bên cũng sẽ được EVN tính đến. Đồng thời EVN cũng sẽ báo cáo Chính phủ về việc hỗ trợ các khoản phí, lệ phí;

“Với các giải pháp nêu trên, chúng tôi hy vọng EVN sẽ giảm bớt được sự khó khăn về tài chính khi giá điện chỉ được điều chỉnh ở mức tối thiểu” - ông Nam nói.

Ông Nam cho biết thêm, mùa nắng nóng tới đây, việc đảm bảo đủ điện là nỗ lực rất lớn của EVN bởi hiện nay, theo tính toán, giá thành của nhiệt điện than thấp nhất đã vào khoảng 2.400 đồng/kWh, cao nhất lên tới 4.000 đồng/kWh.

Tin cùng chuyên mục

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

(PLVN) - Năm 2024, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn trở thành doanh nghiệp quốc phòng toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024. Đây là 1 trong các thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng mà Viettel hướng tới.

Đọc thêm

Hệ thống điện 'căng mình' mùa nắng nóng

Phụ tải đỉnh vừa lập đồng nghĩa với lượng tiêu thụ điện tăng tương đương công suất đặt của 2 NMTĐ Lai Châu, Hòa Bình.
(PLVN) - Mới bắt đầu vào những ngày cao điểm nắng nóng nhưng phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia đã lập kỷ lục mới. Điều này gây lo ngại khi những ngày “lập đỉnh” của 2 năm gần đây rơi vào tháng 6 và tháng 7.

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.