Ghi nhận hơn 6.700 ca tay chân miệng ở TP HCM, chuyên gia khuyến cáo cách phòng biến chứng nguy hiểm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong tuần từ ngày 10 - 16/6, trên địa bàn TP HCM ghi nhận thêm 932 ca mắc tay chân miệng và 5 ổ dịch mới phát sinh.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần 24, thành phố ghi nhận thêm 932 ca bệnh tay chân miệng, giảm 105 ca (10,1%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

14/22 quận huyện có số ca bệnh trong tuần giảm so với số ca trung bình 4 tuần trước (trừ các quận/huyện 1, 3, 4, 5, 12, Bình Chánh, Hóc Môn và Phú Nhuận). Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân), phường Thới An (quận 12), phường Long Trường (quận 9).

Trong tuần, toàn thành phố ghi nhận 5 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại 3 quận huyện (Bình Thạnh, Bình Tân, TP Thủ Đức - KV3), tăng so với tuần 23 (4 ổ dịch). Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 24 năm 2022 là 56 ổ dịch. Tất cả các ổ dịch đều được xử lý kịp thời.

Cộng dồn từ đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận tổng cộng 6.767 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết trẻ mắc tay chân miệng đều dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi mắc nhiều hơn. Thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong 5-7 ngày, nhưng nếu trẻ có biểu hiện nặng sớm thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2, trẻ đã có biểu hiện nặng.

Do đó, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho trẻ, bác sĩ Lâm khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo phát ban lòng bàn tay, chân, mông, ngực, miệng, cần cho trẻ đi khám để phân loại. Với những trường hợp trẻ sốt nhưng không biểu hiện thần kinh, đáp ứng với thuốc hạ nhiệt thì hướng dẫn gia đình theo dõi tại nhà. Trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt thì nên theo dõi tại các cơ sở y tế, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, bệnh tay chân miệng lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt bắn và lây từ người sang người. Vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm cho lây bệnh. Do đó, để phòng bệnh tay chân miệng, cha mẹ phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.

"Gia đình cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường cho trẻ. Đồng thời, cần vệ sinh thân thể hàng ngày cho bé, khi tắm tránh gió lùa. Với những vết trong họng phải cho trẻ", bác sĩ Lâm nhấn mạnh.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.