Gen Z và bài toán việc làm

Kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn có ở các ứng viên. Nguồn: Navigos Search
Kỹ năng giải quyết vấn đề là yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn có ở các ứng viên. Nguồn: Navigos Search
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tấm bằng đại học không còn là "bảo chứng" cho tương lai, Gen Z đối mặt với thực tế nghiệt ngã: thất nghiệp, làm trái ngành và sự cạnh tranh khốc liệt. Đâu là lối thoát cho thế hệ trẻ?

Cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, Lan Chi (23 tuổi) tràn đầy tự tin bước vào hành trình tìm việc. Nhưng chỉ sau một tháng rải hơn 100 CV, cô nhận ra thực tế phũ phàng: "Mình đã phỏng vấn ở hàng chục công ty, nhưng vẫn không biết mình thuộc về đâu...".

Câu chuyện của Lan Chi không còn là cá biệt, mà là tiếng chuông báo động về tình trạng việc làm của Gen Z - thế hệ được kỳ vọng sẽ làm chủ tương lai.

Vậy điều gì đang khiến Gen Z khó tìm được việc làm phù hợp? Phải chăng vấn đề nằm ở hệ thống giáo dục, sự thay đổi của thị trường lao động, hay chính tư duy và kỳ vọng của thế hệ trẻ?

Bằng giỏi không còn là "tấm vé vàng" vào thị trường lao động

Thế hệ Gen Z – những người trẻ sinh từ năm 1997 đến 2012 – đang bước vào thị trường lao động với nhiều kỳ vọng, nhưng không ít người lại rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Dù được đánh giá là năng động, sáng tạo và có khả năng thích nghi nhanh, nhưng nhiều Gen Z vẫn loay hoay giữa lý tưởng và thực tế.

Suốt nhiều năm, tấm bằng đại học vẫn được xem là biểu tượng của thành công, là tấm hộ chiếu để bước vào thị trường lao động. Nhưng trong thời đại mà kỹ năng thực chiến, tư duy linh hoạt và khả năng thích nghi mới là yếu tố quyết định, bằng cấp đang dần mất đi giá trị tuyệt đối.

Theo Báo cáo Lương và Thị trường Lao động năm 2024 của Navigos Search, có tới 59,1% doanh nghiệp cho biết họ vẫn có kế hoạch tuyển dụng thêm dưới 25% nhân sự trong năm tới. Đặc biệt, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển những ứng viên có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, với kinh nghiệm từ 1-3 năm – mặc dù chưa đạt đến cấp quản lý. Đây là minh chứng rõ ràng cho việc doanh nghiệp không còn đặt nặng tấm bằng đại học mà hướng tới khả năng ứng dụng và thích nghi thực tiễn của nhân sự.

Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại là nhiều sinh viên mới tốt nghiệp lại chưa đáp ứng được yêu cầu này. Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là sự chênh lệch giữa kiến thức được đào tạo trong nhà trường và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Hàng trăm tín chỉ, hàng nghìn giờ học miệt mài trên giảng đường chưa đủ để trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực chiến cần thiết. Chương trình đào tạo hiện nay đôi khi vẫn nặng lý thuyết, giáo trình chậm cập nhật và ít lồng ghép các bài tập tình huống thực tế. Điều này khiến sinh viên dù tốt nghiệp với điểm số cao nhưng vẫn loay hoay và chật vật khi bắt đầu đi làm bởi nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi kinh nghiệm.

Mặt khác, sự bão hòa của các ngành học từng được xem là hot cũng khiến không ít bạn trẻ vỡ mộng. Khi một lĩnh vực bùng nổ, hàng loạt sinh viên đổ xô vào mà không lường trước sự cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ, ngành Công nghệ Thông tin, Digital Marketing hay Quản trị Kinh doanh – vốn từng được xem là “mỏ vàng”, nhưng hiện nay, chỉ những người có kinh nghiệm thực chiến, dự án cá nhân ấn tượng hoặc kỹ năng ứng dụng công nghệ vững chắc mới thực sự nổi bật và có lợi thế trên thị trường tuyển dụng.

Lan Chi (23 tuổi, Hà Nội) loay hoay tìm kiếm việc làm mỗi ngày trên nền tảng Top CV
Lan Chi (23 tuổi, Hà Nội) loay hoay tìm kiếm việc làm mỗi ngày trên nền tảng Top CV

“Mình cứ nghĩ rằng học ở một ngôi trường có danh tiếng sau khi ra trường chắc chắn sẽ tìm được việc làm. Nhưng sau khi ra trường thực sự đi tìm việc mình mới nhận ra rằng thị trường việc làm khốc liệt hơn mình nghĩ rất nhiều. Hiện giờ mình đang rất stress vì chưa tìm được việc làm, với tình trạng này khả năng mình sẽ phải đổi hướng khác.” Lan Chi tâm sự

Bên cạnh những sinh viên chật vật tìm việc, vẫn có một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên được các doanh nghiệp "săn đón" ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là những sinh viên có kỹ năng chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm thực tế phong phú, và đặc biệt là có thái độ làm việc chuyên nghiệp. Không ít sinh viên dù chưa tốt nghiệp nhưng đã sở hữu danh mục dự án cá nhân ấn tượng, giúp họ nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác.

Làm trái ngành – Lối thoát hay sự thỏa hiệp ?

Vấn đề định hướng nghề nghiệp cho Gen Z không chỉ dừng lại ở việc thiếu kỹ năng hay kỳ vọng "lệch chuẩn". Một nghiên cứu mới đây của Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) còn cho thấy một khía cạnh khác, đó là sự chênh lệch giữa ngành học và công việc thực tế, khiến không ít bạn trẻ phải đối mặt với lựa chọn "làm trái ngành". Nghiên cứu trên cho thấy trung bình 21,43% sinh viên tốt nghiệp không làm đúng ngành đã học, thậm chí ở một số lĩnh vực, tỷ lệ này vượt ngưỡng 60%. Những con số này đặt ra bài toán cấp thiết về định hướng nghề nghiệp, khi không ít bạn trẻ rơi vào trạng thái chông chênh, loay hoay giữa lý tưởng cá nhân và áp lực mưu sinh.

Một số người chuyển ngành vì không tìm được việc làm phù hợp, số khác chịu áp lực tài chính, buộc phải lựa chọn công việc mang lại thu nhập ổn định, dù không đúng chuyên môn. Cũng có những trường hợp đơn giản là thay đổi sở thích, nhận ra ngành học không còn phù hợp với bản thân.

Phạm Thị Thu Hiền (25 tuổi, HN), cử nhân Quản trị khách sạn, nhưng hiện đang làm nhân viên Marketing, cho biết: “Thời điểm tôi ra trường, ngành Du lịch – Khách sạn chịu ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19, cơ hội việc làm hạn chế. Tôi buộc phải tìm một công việc tạm thời khác để trang trải cuộc sống.”. Không riêng Hiền, nhiều bạn trẻ rơi vào tình thế tương tự khi đối diện với thực tế khắc nghiệt của thị trường lao động.

Chị Thu Hiền (25 tuổi) tốt nghiệp ngành Du lịch - Khách sạn, hiện đang làm nhân viên Marketing tại một doanh nghiệp Bất động sản
Chị Thu Hiền (25 tuổi) tốt nghiệp ngành Du lịch - Khách sạn, hiện đang làm nhân viên Marketing tại một doanh nghiệp Bất động sản

Hệ quả của thực trạng này lại vô cùng lớn. Không ít cử nhân rơi vào trạng thái mất phương hướng, đánh mất động lực làm việc, thậm chí gặp khủng hoảng tuổi 20 khi cảm thấy mọi kế hoạch tương lai bị đảo lộn. Ngoài ra, việc làm trái ngành còn gây lãng phí nguồn nhân lực khi những kiến thức, kỹ năng được đào tạo bài bản không được ứng dụng đúng chỗ.

TS. Nguyễn Thuý Hằng, giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội chia sẻ về vấn đề “làm trái ngành” của sinh viên hiện nay
TS. Nguyễn Thuý Hằng, giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội chia sẻ về vấn đề “làm trái ngành” của sinh viên hiện nay

Trước thực trạng này, TS. Nguyễn Thuý Hằng, giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội cho rằng: “Các bạn trẻ Gen Z có lợi thế về sự sáng tạo, năng động, ham học hỏi. Nếu biết phát huy những điều đó trong công việc, cùng với việc quan sát, lắng nghe, cầu thị, tiếp thu những cái mới, các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải biết mục tiêu của mình là gì, mình muốn làm gì, và làm sao để đáp ứng được thị trường lao động. Nếu bản thân người học cũng không biết mình muốn gì, thì không thể trách xã hội tại sao mình lại không có việc làm.”

Bài toán việc làm của Gen Z không có một đáp án duy nhất. Hơn ai hết, Gen Z cần nhận thức được rằng, tương lai nằm trong chính bàn tay của mình, và chỉ có sự nỗ lực không ngừng mới giúp họ vượt qua những thách thức và khẳng định bản thân trên con đường sự nghiệp.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Bà Lê Thị Quýnh tại Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang” tháng 3/2025.

Phụ nữ Việt - trên cánh đồng và trong chiến hào góp phần làm nên chiến thắng

(PLVN) - Trong những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ chưa bao giờ mờ nhạt. Từ những thửa ruộng lấm lem bùn đất, những bếp lửa đơn sơ nuôi quân, đến những chiến hào khốc liệt khét mùi thuốc súng, phụ nữ Việt Nam luôn hiện diện, cống hiến và hy sinh. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, họ là hiện thân sống động của lòng yêu nước, của sự dũng cảm, kiên trung và hy sinh thầm lặng mà vĩ đại.

Đọc thêm

Tối 27/4, Hà Nội hạn chế xe qua khu vực công viên Thống Nhất

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Để phục vụ chương trình cầu truyền hình trực tiếp “Vang mãi khúc khải hoàn” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Công an TP Hà Nội sẽ phân luồng, hạn chế các phương tiện giao thông qua khu vực Công viên Thống Nhất tối 27/4.

TP HCM vinh danh 50 công trình xây dựng tiêu biểu

TP HCM vinh danh 50 công trình xây dựng tiêu biểu
(PLVN) - Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Tưởng niệm các Vua Hùng, Nhà hát Hòa Bình, Bệnh viện Nhi đồng, Tháp Tài chính Bitexco, Cầu Ba Son, Khu Đô thị Phú Mỹ Hưng, Nhà ga T3... được vinh danh trong danh sách 50 công trình xây dựng tiêu biểu của TP HCM, chiều 26/4.

Nắng nóng, cảnh giác với chó nhà nuôi

Bệnh nhi bị chó nhà nuôi gây hơn 10 vết thương ở đầu và mặt. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Nắng nóng khiến chó dễ kích động, hung dữ. Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới tiếp nhận hai trường hợp bị chó nhà cắn. Các ca bệnh này tiếp tục cảnh báo về sự chủ quan trong quản lý vật nuôi và xử trí sau tai nạn.

Quê hương Mẹ Suốt chuyển mình

Những cây cầu nối đôi bờ Nhật Lệ góp phần đưa bán đảo Bảo Ninh phát triển vượt bậc.
(PLVN) - Quê hương Mẹ Suốt, nơi từng oằn mình vì bom đạn của chiến tranh, đang phát triển vượt bậc. Những cây cầu và các dự án du lịch hàng nghìn tỷ đồng được triển khai, đánh thức cả vùng bán đảo chuyển mình…

Đẩy mạnh tuyên truyền chống vi phạm IUU trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Đẩy mạnh tuyên truyền chống vi phạm IUU trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 21/4 - 25/4, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức chuỗi hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chống vi phạm IUU và Luật Cảnh sát biển Việt Nam tại 9 xã, phường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.