Gấp rút tìm đầu ra cho 300.000 tấn thanh long

Sản lượng thanh long của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm.
Sản lượng thanh long của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ NN&PTNT, ước tính của các tỉnh hiện có đến 300.000 tấn thanh long đang vào vụ và chưa có hướng cụ thể về đầu ra trong bối cảnh các cửa khẩu, đường mòn lối mở của các tỉnh phía Bắc buộc phải đóng cửa bởi chính sách “Zero COVID” từ Trung Quốc.

Nông dân, doanh nghiệp gặp khó khi cửa khẩu bị “tắc”

Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 19 của Bộ NN&PTNT vừa được tổ chức đột xuất vào ngày 6/1. Trước đó, ngày 5/1, các địa phương có cửa khẩu lớn như Quảng Ninh, Lạng Sơn đều có công văn khẩn thông báo việc tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu (XNK), khuyến cáo các địa phương, doanh nghiệp (DN) tạm dừng đưa hàng hóa lên cửa khẩu. Trong khi đó, một lượng hàng hóa nông sản rau quả, trong đó có thanh long chuẩn bị cho thị trường Tết và phục vụ xuất khẩu (XK) đang vào mùa vụ thu hoạch.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, sản lượng thanh long của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch tập trung chủ yếu vào Quý IV và I tập trung (khoảng 60%) (Quý I khoảng 300.000 tấn, Quý II khoảng 150.000 tấn, Quý III khoảng 400.000 tấn và Quý IV khoảng 500.000 tấn).

Theo đại diện Cục Trồng trọt, cần một diễn đàn riêng cho thanh long, để tìm đường hướng giải quyết căn cơ cho đầu ra của loại quả này. Không chỉ có thanh long, theo ông Tùng, các loại cây ăn quả khác đều cần thị trường và kết nối tiêu thụ như chuối ở Đồng Nai, Sóc Trăng; xoài tại Đồng Tháp, Trà Vinh; hay mít của Vĩnh Long.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong những năm qua, XK mặt hàng rau, hoa quả vươn lên trở thành một ngành hàng mũi nhọn, năm 2021 đạt giá trị XK 3,52 tỷ USD. Riêng đối với thanh long, đây vẫn là mặt hàng hoa quả XK chính sang thị trường các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Năm 2021, XK thanh long đạt hơn 998 triệu USD, đóng góp tỷ trọng rất lớn trong XK.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận cho biết, cuối tháng 1 đầu tháng 2 này Bình Thuận thu hoạch khoảng 110.000 tấn thanh long. “Thanh long chủ yếu XK sang Trung Quốc, mà cửa khẩu lại đóng cửa như thế này, rất khó khăn cho bà con”- ông Tấn lo lắng.

Cần đa dạng hóa thị trường

Bài toán “giải cứu” nông sản do tắc biên không phải năm nay mới có. Việc quá phụ thuộc vào một thị trường đang là vấn đề căn cơ của nông sản nói chung và thanh long nói riêng.

Tại diễn đàn, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Ấn Độ đều chia sẻ nhu cầu nhập khẩu hóa quả ở các quốc gia này rất lớn, trong đó có thanh long. Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, nhu cầu thanh long ở đất nước 1,4 tỷ dân này đang rất lớn, hàng năm Ấn Độ nhập khẩu 95% thanh long từ Thái Lan, Malaysia, Việt Nam…. Năm 2019-2020, XK thanh long từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng gần 100% so với năm trước, ở mức hơn 11.000 tấn, kim ngạch 9,86 triệu USD.

Ngoài khuyến nghị với Chính phủ, các Hiệp hội, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cũng lưu ý cộng đồng DN cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, tích cực tham gia các diễn đàn xúc tiến thương mại, chủ động giao lưu, kết nối và trao đổi với đối tác, thận trọng trong quá trình đàm phán, ký kết thị trường, lưu ý về bao bì nhãn mác sản phẩm.

Đại diện Công ty VIEC - một nhà XNK nông sản cho thị trường Hà Lan, ông Như Nguyễn cho biết, giá một quả thanh long cỡ M (400 g), cỡ L (600g) ở siêu thị Hà Lan khoảng 260.000 – 400.000 đồng nhưng chỉ có bán ở siêu thị của người Châu Á, siêu thị bản địa không có. “Nhu cầu các siêu thị Hà Lan nhập hàng là rất lớn bởi hàng hóa không chỉ phục vụ thị trường Hà Lan mà đây còn là cửa ngõ vào Châu Âu”- Ông Nguyễn cho biết.

Là DN đang XK nông sản đi Nhật, Châu Âu và Trung Quốc, ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Food cho rằng trước đó phía Trung Quốc đã cảnh bảo các DN Việt Nam XK chính ngạch nhưng các DN không nghe, nếu DN xuất hàng container đi đường biển thì vẫn XK bình thường miễn sao trái thanh long và bao bì không bị nhiễm COVID-19.

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cũng đề nghị các Tham tán thương mại, các DN ở nước ngoài kết nối tiêu thụ gấp thanh long đang mùa thu hoạch, Thứ trưởng cũng cho biết vào khoảng 22- 24/1, Bộ NN&PTNT cũng sẽ có diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản với sự tham gia của các tham tán thương mại.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương cần chủ động cấp mã số vùng trồng, áp dụng các quy trình sản xuất như VietGAP, GlobalGAP…, đặc biệt tổ chức Diễn đàn, kết nối chế biến, tiêu thụ tại địa phương mình. “Bộ NN&PTNT sẽ làm hết sức mình, nhưng Bộ chỉ đồng hành, địa phương vẫn phải chủ động.”- ông Nam lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).
(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ VASEP, giá tôm nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng mạnh từ giữa tháng 8 và dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới do thiếu hụt nguồn cung và sản lượng tôm nguyên liệu từ các quốc gia sản xuất lớn trên thế giới cũng giảm mạnh, khiến nhu cầu tôm Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế tăng cao.

Thấy gì sau chương trình Online Friday 2024?

KOL, KOC có ảnh hưởng lớn đến quyết định và hành trình mua sắm của người tiêu dùng trong Online Friday 2024.
(PLVN) - Sự kiện Online Friday 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn quan trọng, không chỉ làm tăng lượng mua sắm trực tuyến mà còn làm nổi bật vai trò của công nghệ và KOLs trong việc kết nối hàng Việt với người tiêu dùng. Từ các phiên livestream sôi động đến sự hợp tác giữa các nền tảng thương mại điện tử lớn và địa phương, sự kiện đã chứng minh sức mạnh của chuyển đổi số trong việc quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.