Gặp họa khi điều trị bệnh bằng thuốc đông y không rõ nguồn gốc

Một bên vú phải của người bệnh đã bị hủy hoại hoàn toàn. Ảnh: Sức khỏe Đời sống
Một bên vú phải của người bệnh đã bị hủy hoại hoàn toàn. Ảnh: Sức khỏe Đời sống
(PLVN) - Theo quan niệm của nhiều người Việt, thuốc đông y, lành hơn thuốc tân dược trong điều trị bệnh, thuốc đông y đều có nguồn gốc từ thảo dược  nên chiếm được sự tin tưởng của người bệnh. Thế nhưng không ít trường hợp tin tưởng sử dụng thuốc đông y trôi nổi không rõ nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nặng nề. 

Gặp họa khi gặp lang băm, thuốc rởm

Điển hình như trường hợp bệnh nhân N.T.A (49 tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) phát hiện bệnh ung thư vú ở giai đoạn sớm, cơ hội chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên chị A lại tin theo thầy lang, không điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kết quả, bệnh nhân biến chứng nặng, hoại tử và phải cắt bỏ một bên vú.

Bệnh nhân này phát hiện ung thư vú phải giai đoạn III từ năm 2017, khi đó bác sĩ khuyên chị nên mổ sau đó là hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, một phần vì hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, còn một phần vì chưa có niềm tin vào y học hiện đại, nên chị quyết định không điều trị tại bệnh viện mà trở về nhà điều trị bằng thuốc nam.

Nghe thầy lang nói “cái u nó vỡ, chảy mủ ra thì mới khỏi được” khiến bệnh nhân và cả nhà tin theo nhưng sau một thời gian chữa trị, bệnh của chị A không những không khỏi mà lại càng trầm trọng hơn nên mới vội vàng tới Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy kiệt toàn thân, thiếu máu, nhiễm trùng, nhiễm độc do khối u vú phải vỡ loét hoại tử.

Sau 10 ngày điều trị tích cực, tình trạng người bệnh cải thiện khá tốt, khối u bớt hoại tử, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát.

“Ung thư vú là một bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi khi được phát hiện sớm, đối với trường hợp người bệnh A được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn III cách đây 2 năm, nếu người bệnh được tiếp cận với phương pháp điều trị khoa học, bài bản thì cơ hội chữa khỏi bệnh vẫn rất cao.

Rất tiếc là người bệnh này đã bỏ qua cơ hội điều trị bệnh của mình, tìm đến phương pháp điều trị không chính thống làm cho bệnh tiến triển xấu đi. Hiện tại người bệnh đến viện ở giai đoạn muộn, với thể trạng rất suy kiệt, thiếu máu nặng, nhiễm trùng từ khối u vú phải hoại tử, vỡ loét”. ThS.BS Trần Xuân Vĩnh - Trưởng đơn vị Hóa trị & Chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, bác sĩ điều trị chính cho người bệnh chia sẻ.

Tương tự, một trường hợp  người đàn ông 47 tuổi ở quận  12 TP HCM, đã nhập viện trong tình trạng  hôn mê sau một tuần uống lọ thuốc trị viêm xoang mua trên mạng.

Người này bị viêm xoang mãn tính, không có tiền sử đái tháo đường. Đầu tháng 9, đang đi làm thì lên cơn co giật, sùi bọt mép và mất ý thức. Bệnh viện địa phương ghi nhận đường huyết người bệnh rất thấp, truyền glucose ưu trương tĩnh mạch, chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115.

Theo tìm hiểu thì bệnh nhân này hạ đường huyết nặng nghi do dùng thuốc không rõ nguồn gốc, có thể chứa các chất gây hạ đường huyết. Bác sĩ điều trị nội khoa giúp bệnh nhân hồi phục và xuất viện sau ba ngày.

Đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người khỏe mạnh, nhiều khả năng do liên quan đến uống thuốc không rõ nguồn gốc. 

Tràn lan thuốc đông y trên mạng xã hội

Dạo một vòng trên các trang mạng xã hội như: zalo, facebook đều dễ dàng nhận thấy các status quảng cáo  các sản phẩm Đông y gia truyền với những lời giới thiệu có cánh như: “Hoàn toàn từ thảo dược quý hiếm”, “Điều trị dứt điểm”… Đặc biệt, các quảng cáo này đều được núp dưới danh nghĩa “Đông y gia truyền” để tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng. Thế nhưng tác dụng cũng như mức độ an toàn thì vẫn là dấu hỏi lớn.

Do bán hàng online nên khám bệnh bốc thuốc  cũng  online và giao thuốc tận nhà. Nói ngắn gọn, chỉ cần ngồi nhà và kể thì các “thầy thuốc” online có thể chẩn đoán được  tất cả tình trạng bệnh từ xương khớp, dạ dày, sỏi thận, viên gan B, giảm cân, thậm chí là ung thư... điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo hầu hết các loại thuốc đều có lợi ích và rủi ro cho người sử dụng. Rủi ro là những triệu chứng hay cảm giác không mong muốn. Tác dụng phụ có thể ở mức độ nhẹ như chán ăn, khô miệng... và nặng như suy gan cấp, suy thận cấp, thậm chí tử vong.

Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc một cách tùy tiện vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để có khuyến cáo phù hợp.

Khi mua thuốc trực tuyến, cần tra cứu website của thuốc đó. Nếu cần phải gọi số điện thoại trên web để xác nhận, yêu cầu gửi thông tin cung cấp giấy tờ đăng ký thuốc, giấy chứng nhận của Bộ Y tế về chất lượng thuốc và lưu hành thuốc. Nếu bên bán từ chối hoặc trả lời qua loa thì không nên mua.

Trao đổi với truyền thông về vấn đề này ông Nguyễn Hồng Siêm - Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng thuốc Đông y một cách tùy tiện, đặc biệt không nên mua thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Bên cạnh việc không được thăm khám trực tiếp, người bệnh có nguy cơ đối mặt với việc mua hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, hàng nhập lậu, hàng ngâm, tẩm hóa chất để chống nấm, chống mốc... Sử dụng thuốc Đông y trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có khi còn mất mạng. 

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.