Gặp cô bé “rái cá” nổi tiếng ở Tháp Mười

Bé Y được cha tung ra giữa dòng nước
Bé Y được cha tung ra giữa dòng nước
(PLO) - Chỉ mới 3 tuổi nhưng cô bé Cẩm Y (ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) đã làm nhiều người kinh ngạc về tài bơi lội của mình. 
Theo lời những người thân trong gia đình, bé Cẩm Y biết bơi từ khi mới được hơn 2 tuổi. Con kênh trước nhà rộng hơn 30 mét nhưng bé Y có thể tự mình bơi qua lại 2, 3 lượt mà không cần người giúp đỡ. 
Nhỏ xíu đã biết bơi
Tìm đến địa phận ấp 5, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, mới hỏi thăm nhưng hầu hết người dân nơi đây ai cũng biết đến bé Trần Thị Cẩm Y (sinh ngày 3/7/2012, ngụ tại địa chỉ trên). Nguyên do là bởi chỉ mới hơn 3 tuổi nhưng bé Cẩm Y đã làm nhiều người kinh ngạc về tài bơi lội của mình.
Trao đổi với anh Trần Văn Tuấn (30 tuổi, cha bé Y), anh cho biết khoảng đầu năm 2015 thấy người anh trai Trần Minh Đức (lớn hơn Cẩm Y 13 tháng tuổi) được tập bơi, đứng trên bờ Y tỏ ra thích thú, ngay sau đó Y nằng nặc đòi cha tập bơi cho mình. 
Tuy nhiên vào thời điểm đó bé Y còn quá nhỏ nên anh Tuấn tỏ ra lưỡng lự vì sợ con gái gặp nguy hiểm. Không được toại nguyện, bé Y nài nỉ cha nhiều lần. Thấy con gái một mực muốn tập bơi nên cuối cùng anh Tuấn cũng xiêu lòng và bắt đầu cho con gái làm quen với sông nước. 
Vào thời điểm bắt đầu làm quen với việc bơi lội, bé Y mới bước qua tuổi thứ 2. Ở độ tuổi này, nhiều cháu nhỏ vẫn còn sợ nước chưa nói đến việc bơi lội trên sông. Thế nhưng chẳng những không tỏ vẻ lo sợ, Cẩm Y còn tỏ ra vô cùng thích thú và dành nhiều thời gian cùng cha đắm mình dưới dòng kênh trước nhà. Do hăng say tập luyện nên chỉ sau 2 tháng, Cẩm Y đã tự mình bơi được mà không cần sự trợ giúp của người khác. 
Anh Tuấn cùng hai con vui đùa dưới dòng nước
Anh Tuấn cùng hai con vui đùa dưới dòng nước 
Sau khi đã thuần thục kỹ năng bơi lội, Cẩm Y thường xuyên cùng người anh ruột bơi qua lại dưới dòng kênh Lô 3 (dân địa phương thường gọi là kênh Nam Bắc). Với chiều rộng mặt kênh tới gần 30m nhưng đứa bé mới hơn 2 tuổi lại có thể bơi qua lại nhiều lần làm những người chứng kiến tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Nhiều người đứng nhìn Y bơi dưới dòng nước mà tim đập thình thịch vì lo lắng.
“Nghe tiếng bé Cẩm Y biết bơi thì đã lâu nhưng cách nay khoảng 3 tháng, tôi mới tận mắt chứng kiến. Ở đây là vùng sông nước nên hầu như gia đình nào cũng cho con em mình học bơi, nhưng biết bơi khi mới hơn 2 tuổi như bé Y thì không thấy bao giờ. Thường ít nhất cũng phải 6 tuổi, các cháu mới biết bơi, nhìn bé Y bơi mà tôi lo lắng vô cùng. Tuy nhiên sau nhiều lần chứng kiến, tôi vô cùng thích thú và khâm phục tài năng của bé”, ông Đoàn Hữu Lý (52 tuổi) ở cách nhà của bé Cẩm Y vài trăm mét cho biết. 
Nhà anh Tuấn ở xã vùng sâu của huyện Tháp Mười. Điều kiện đi lại khó khăn, không có điểm bán áo phao nên để đảm bảo an toàn cho các con lúc tập bơi, anh Tuấn tận dụng các vỏ chai trà xanh rồi lấy vải may kết lại thành phao nổi cho con. Trong quá trình tập bơi cho con, mỗi tuần anh Tuấn rút bỏ bớt vài chai ra rồi để các bé tự nổi trên mặt nước. Sau một thời gian, kỹ năng bơi, lội thuần thục cũng là lúc bé Cẩm Y không cần đến áo phao tự chế của cha. 
“Coi bé xíu vậy đó chứ bé Cẩm Y có thể bơi qua bơi lại hai bờ kênh Năm Bắc này khoảng 2-3 lượt. Ngày nào bé cũng đòi tắm sông, không cho là không được”, anh Tuấn tươi cười cho biết.
“Rái cá nhỏ” thích sông nước
Trò chuyện cùng anh Tuấn được một lúc thì vợ anh vừa đi rước (đón) Đức và bé Cẩm Y từ trường mầm non ở địa phương về. Trước mắt phóng viên là cô bé có khuôn mặt rất sáng, dễ thương. Ấn tượng ban đầu với người đối diện là bé Y tỏ ra rất lễ phép và nói chuyện một cách trôi chảy. Được cha gợi ý cho xuống kênh tắm, đôi mắt bé sáng long lanh, miệng cười tươi chạy một mạnh vào nhà nhờ mẹ thay đồ ngắn. 
Bé Y cùng anh trai Minh Đức
Bé Y cùng anh trai Minh Đức 
Xuống tới bến sông “như cá gặp nước”, Cẩm Y và anh trai Minh Đức nhảy ùm xuống sông, hai cháu bé vươn đôi cánh tay nhỏ nhắn ngụp lặn trong dòng nước. Dù sức bơi có giới hạn, chậm rãi nhưng nhìn cô bé Cẩm Y mới 38 tháng tuổi và anh trai lớn hơn em 13 tháng đạp nước thẳng tiến vào bờ đối diện rồi trở về nơi xuất phát lần thứ hai khiến nhiều người chứng kiến tỏ ra ngạc nhiên và phấn khích.
Điều làm nhiều người thích thú và thoáng chút hồi hộp là bé Y thường xuyên đòi cha nhấc cao lên khỏi mặt nước rồi tung ra giữa dòng kênh. Sau khi tiếp nước, bé Y chìm nghỉm dưới dòng kênh và nhanh chóng chồi lên sau vài giây, tươi cười bơi nhanh vào bờ. Hành động đó cứ lập đi lặp lại nhiều lần cho đến khi nào Y cảm thấy mệt thì tạm ngưng. Anh Tuấn cho biết, việc cùng 2 con vui đùa dưới dòng kênh làm anh cảm thấy hạnh phúc. Sau thời gian làm việc mệt nhọc, cùng hai con đắm mình dưới dòng nước là thú vui của anh và các con mình.
Mặc dù hai con biết bơi từ sớm nhưng vợ chồng anh Tuấn không ước ao sau này con sẽ trở thành những vận động viên bơi lội nổi tiếng. Trong suy nghĩ của anh, việc tập bơi cho con chỉ để chúng rèn luyện sức khỏe và hơn hết là tránh những hiểm họa do việc không biết bơi gây ra. “Nơi tôi ở là vùng sông nước nên tập cho con biết bơi mình cũng an tâm. Nhiều lúc đi đồng, các con ở nhà một mình cũng bớt lo chuyện té sông”, anh Tuấn nói.
Trao đổi với PV, ông Đoàn Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND  xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười cho biết: “Chuyện bé gái 3 tuổi được người cha tập luyện cho bơi và bơi rất giỏi thì ở địa phương ai cũng biết, hôm rồi địa phương cũng đã cử đoàn tới để thăm hỏi gia đình này. Vợ chồng anh Trần Văn Tuấn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, người trong họ trước đây cũng không có ai làm nghề liên quan đến sông nước. Việc bé gái con anh Tuấn bơi giỏi có thể do có năng khiếu thiên bẩm, nếu có điều kiện tập tành, lớn lên chắc chắn tương lai con bé sẽ đi xa hơn”, vị lãnh đạo địa phương này nhận định.
Theo nhận xét của nhiều người dân địa phương, việc bé Cẩm Y biết bơi khi mới hơn 2 tuổi không phải là kỳ tích hay chuyện lạ mà đó là kết quả của quá trình luyện tập thường xuyên của anh Trần Văn Tuấn cho bé. Đồng Tháp là tỉnh sông nước, có kênh rạch sông ngòi chằng chịt nên hàng năm thường xảy ra tình trạng trẻ em bị đuối nước vì không biết bơi. Do đó,  chuyện dạy bơi, tập bơi sớm cho trẻ để tự bảo vệ mình là việc các bậc phụ huynh cần thực hiện như anh Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.