Gần 50.000 vụ bạo lực gia đình xảy ra tại Trung Quốc mỗi năm

Gần 50.000 vụ bạo lực gia đình xảy ra tại Trung Quốc mỗi năm
(PLO) - Với quan niệm “yêu cho roi cho vọt”, việc cha mẹ dùng bạo lực để phạt con cái vốn không phải là hiếm gặp tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thực trạng này hiện đã thay đổi khi những đứa trẻ mới 10 tuổi đã phản kháng và thậm chí còn đánh lại cha mẹ chúng. 
Bà Na Lixin – phụ trách đường dây nóng của Trung tâm tư vấn tâm lý phụ nữ The Maple ở Bắc Kinh - cho hay, trong một vụ việc mới đây, một bé trai 12 tuổi đã đánh lại mẹ mình khi bị bà la mắng vì tội trốn học. 
“Trước đó người cha và người mẹ cũng thường xuyên đánh nhau và đứa trẻ đã bắt chước hành vi của cha mẹ” – bà Na kể lại và cho biết trong những năm trước đây, bà chưa từng nhận được đơn trình báo nào về các việc trẻ em đánh đập cha mẹ mình. 
Đây chỉ là một trong hàng nghìn vụ bạo lực gia đình xảy ra ở Trung Quốc mỗi năm. Các chuyên gia cho biết, trong vòng một thập kỷ trở lại đây, dù nhận thức của công chúng về vấn đề bạo lực gia đình đã tăng đáng kể tại Trung Quốc nhưng  rất nhiều nạn nhân của tệ nạn này vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ và bảo vệ cần thiết. Theo thống kê của Liên đoàn Phụ nữ toàn Trung Quốc (ACFW), trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm tại nước này xảy ra khoảng từ 40.000 đến 50.000 vụ bạo lực gia đình. 
Một cuộc khảo sát của ACWF hồi năm 2011 cho thấy, có đến 1/4 phụ nữ ở nước này từng phải trải qua các nạn bạo lực gia đình, có thể là về thể chất hoặc bằng lời nói. Bà Na cho hay, mỗi năm Trung tâm Maple nhận được khoảng 200 cuộc gọi về các vụ việc lạm dụng gia đình. 
Trong số đó, có đến  9/10 vụ là các vụ việc những người đàn ông đánh vợ hoặc cố tìm cách kiểm soát vợ bằng cách không cho họ tiền. Thực trạng bạo hành phụ nữ ở Trung Quốc thậm chí chỉ đứng sau những nước như Ấn Độ và Bangladesh – vốn là những nước nổi tiếng về tình trạng bạo hành gia đình. 
Theo các chuyên gia, một phần nguyên nhân của thực trạng này ở khâu làm luật. Dù Luật Hôn nhân gia đình của Trung Quốc đã được sửa đổi, trong đó có đề cập đến vấn đề bạo hành gia đình nhưng nó vẫn thiếu các quy định cụ thể về thực hiện. Luật vẫn không thực sự đưa ra các yêu cầu bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các nạn nhân. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thiếu các trung tâm trú ngụ dành cho các nạn nhân của nạn bạo hành. 
Quy trình tố cáo phức tạp với các thủ tục khi đệ trình đơn lên cảnh sát hay việc đưa ra được kết quả kiểm tra y khoa cũng cản trở nhiều người tìm đến sự giúp đỡ ở các trung tâm này. Ngoài ra, sự miễn cưỡng khi can thiệp vào các công việc gia đình của người khác cũng khiến việc giải quyết bạo lực gia đình trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, một vấn đề khiến nạn bạo hành ở Trung Quốc càng trở nên khó giải quyết hơn khi bản thân các quan chức hay những thẩm phán cũng cho rằng người phụ nữ đã làm sai thì mới bị đối tác của họ hành hung.
Trong một động thái nhằm giảm thiểu số vụ bạo hành gia đình, ngày 25/11 vừa qua, Trung Quốc đã thông báo các kế hoạch để thành lập một trung tâm can thiệp để đánh dấu Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực nhằm vào phụ nữ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.