Gần 3000 ha rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi 'biến mất' do đâu?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện tổng diện tích rừng tự nhiên ở Quảng Ngãi là hơn 106.712ha. So với 10 năm trước, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh giảm gần 3.000 ha...

Ngày 23/8, Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức phiên giải trình 4 nhóm vấn đề, lĩnh vực như nông nghiệp và phát triển nông thôn; an ninh trật tự; tài nguyên môi trường; công tác giảm nghèo.

Quang cảnh phiên giải trình sáng 23/8.

Quang cảnh phiên giải trình sáng 23/8.

Theo thống kê của ngành chức năng, Quảng Ngãi hiện có tổng diện tích rừng tự nhiên hơn 106.712 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện miền núi. So với 10 năm trước, diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh giảm gần 3.000 ha. Riêng trong 3 năm (2021- 2023), tổng diện tích rừng tự nhiên của Quảng Ngãi giảm gần 730 ha.

Giải trình về vấn đề này, ông Hồ Trọng Phương - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong xác định nguồn gốc rừng. Thực tế là rừng trồng nhưng cập nhật vào cơ sở dữ liệu là rừng tự nhiên. Ngoài ra, do một số nguyên nhân khác như: chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, sạt lở, phá rừng, cháy rừng...

Trong 3 năm từ 2021- 2023, tổng diện tích rừng tự nhiên của Quảng Ngãi giảm gần 730 ha.

Trong 3 năm từ 2021- 2023, tổng diện tích rừng tự nhiên của Quảng Ngãi giảm gần 730 ha.

Theo ông Phương, hiện nay, công tác quản lý bảo vệ rừng đã được các cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện với nhiều giải pháp như: tăng cường công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm gây thiệt hại tài nguyên rừng, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát triển rừng trong các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, giữ vững ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học; nhất là duy trì nguồn nước mặt tại các sông, suối cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân.

Phát biểu tại phiên giải trình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân cho rằng, ngành nông nghiệp cần tính toán thực chất, xác định nguyên nhân giảm diện tích rừng, bởi trong số các nguyên nhân thì "nguyên nhân khác" lại chiếm tỷ lệ hơn 80% số diện tích bị giảm.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp tuyên truyền người dân nâng cao nhận thức bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phá rừng... Thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tích cực tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp để bảo vệ, phát triển rừng, kể cả định rõ nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác bảo vệ rừng.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.