Gần 2,4 tỷ phụ nữ trên toàn cầu không có quyền kinh tế như nam giới

Báo cáo mới của Ngân hàng thế giới.
Báo cáo mới của Ngân hàng thế giới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngân hàng thế giới ngày 1/3 công bố báo cáo cho hay, khoảng 2,4 tỷ phụ nữ trong độ tuổi lao động không có cơ hội kinh tế bình đẳng và 178 quốc gia đang duy trì các rào cản pháp lý ngăn cản sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế.

Báo cáo Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật năm 2022 của Ngân hàng thế giới đo lường mức độ ảnh hưởng của luật và các quy định tại 190 quốc gia trong 8 lĩnh vực liên quan đến cơ hội kinh tế của phụ nữ – bao gồm khả năng tự do đi lại, môi trường làm việc, lương, kết hôn, thai sản, khởi nghiệp, tài sản, và chế độ hưu trí. Bộ dữ liệu giúp xây dựng các tiêu chuẩn khách quan và có thể dùng để đo lường sự tiến bộ toàn cầu về bình đẳng giới.

Theo báo cáo, trên toàn cầu, phụ nữ mới chỉ có 3/4 các quyền hợp pháp nam giới được hưởng – với số điểm tổng hợp là 76,5 trên 100 điểm, 100 điểm biểu thị sự ngang bằng hoàn toàn về mặt pháp lý.

Tại 86 quốc gia, phụ nữ phải đối mặt với một số hình thức hạn chế họ làm việc và 95 quốc gia không đảm bảo trả lương bình đẳng cho công việc tương tự. Chỉ có 12 quốc gia, tất cả đều là thành viên của OECD, đạt được bình đẳng giới về mặt pháp lý.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết, dù đại dịch toàn cầu tác động không đồng đều đến cuộc sống và sinh kế của phụ nữ, 23 quốc gia đã cải cách pháp lý trong năm 2021 để thực hiện các bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế của phụ nữ.

Các khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Châu Phi cận Sahara ghi nhận nhiều cải thiện nhất về Chỉ số Phụ nữ, Doanh nghiệp và Pháp luật (WBL) trong năm 2021, mặc dù về tổng thể các khu vực này vẫn tiếp tục tụt hậu so với các nơi khác trên thế giới. Cộng hòa Gabon nổi bật với những cải cách toàn diện trong bộ luật dân sự và ban hành luật xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Điểm số của Cộng hòa Gabon đã tăng từ 57,5 điểm vào năm 2020 lên 82,5 điểm vào năm 2021.

Trên toàn cầu, số lượng cải cách được thực hiện nhiều nhất đối với các chỉ số về Thai sản, Lương và Môi trường làm việc. Nhiều cải cách tập trung vào bảo vệ chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cấm phân biệt đối xử về giới, tăng thời gian nghỉ có lương cho các cha mẹ mới sinh con và dỡ bỏ các hạn chế việc làm đối với phụ nữ.

Các chỉ số về Lương và Thai sản có điểm trung bình thấp nhất trong chỉ số WBL, nhưng đã tăng lần lượt 0,9 điểm và 0,7 điểm trong năm ngoái lên đến điểm trung bình là 68,7 điểm và 55,6 điểm. Mức tăng trong chỉ số Thai sản chủ yếu xoay quanh chế độ cho phép người cha nghỉ sinh con và cho phép cả bố và mẹ nghỉ sinh con, nhưng điểm số thấp cho thấy sự cần thiết phải đẩy nhanh cải cách trong lĩnh vực này.

Vẫn theo báo cáo, trên toàn thế giới, 118 nền kinh tế đảm bảo các bà mẹ được hưởng 14 tuần nghỉ phép có trả lương. Hơn một nửa (114) nền kinh tế được khảo sát cho phép người cha được nghỉ phép có lương, nhưng thời gian trung bình chỉ kéo dài một tuần.

Bà Mari Pangestu, Tổng Giám Đốc điều hành Chính sách phát triển và Quan hệ đối tác của Ngân hàng Thế giới cho biết, dù đã đạt được nhiều tiến bộ, khoảng cách giữa thu nhập cả đời dự kiến của nam giới và phụ nữ trên toàn cầu là 172 nghìn tỷ USD – gần gấp hai lần GDP hàng năm của thế giới.

“Khi chúng ta hướng tới mục tiêu phát triển xanh, thích ứng và bao trùm, các chính phủ cần đẩy nhanh tốc độ cải cách pháp lý để phụ nữ có thể phát huy hết tiềm năng của mình và được hưởng lợi một cách đầy đủ và bình đẳng”, bà nói.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.