Gần 200 nước nhất trí về lộ trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu:

Toàn cảnh Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại Katowice (Ba Lan) ngày 3/12/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
Toàn cảnh Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại Katowice (Ba Lan) ngày 3/12/2018. (Ảnh: THX/TTXVN)
(PLO) - Các nước ngày 16/12 đã ký thỏa thuận về lộ trình thực thi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. 

Theo AFP, đại diện của gần 200 nước đã đạt được sự đồng thuận về bộ quy định chung được xây dựng để hiện thực hóa mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C đã đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015.

Văn bản cuối cùng của thỏa thuận trước đó đã nhiều lần bị trì hoãn do những tranh cãi về mức đóng góp của mỗi nước nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như cách thức theo dõi việc thực thi các cam kết của các nước.

Các nhà đàm phán cũng muốn có các quy định rõ ràng nhằm ngăn chặn những mối đe dọa tồi tệ nhất do việc nóng lên toàn cầu, cũng như bảo vệ nền kinh tế của cả các nước giàu lẫn nước nghèo. 

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.