Gần 200 ngàn vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bị phát hiện, xử lý

(PLVN) -Ngày 3/1 Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã tổ chức họp báo chuyên đề thông tin kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Đàm Thanh Thế chủ trì họp báo.

Theo Chánh văn phòng Thường trực Đàm Thanh Thế năm 2019 dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự điều hành của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên cả nước đạt được một số kết quả tích cực. 

 

11 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 196.830 vụ việc vi phạm (giảm 16% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp NSNN hơn 20.118 tỷ đồng (tăng gần 4% so với cùng kỳ), khởi tố 1883 vụ (tăng 30% so với cùng kỳ), 2231 đối tượng (tăng gần 35% so với cùng kỳ).

Ban chỉ đạo 389 đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động nắm tình hình, nhận diện những vấn đề mới phát sinh. Đã kịp thời tham mưu cho cấp trên và ban hành nhiều kế hoạch, văn bản để chỉ đạo xử lý các vấn đề nóng, nổi cộm và đáp ứng cơ bản mục tiêu yêu cầu chương trình công tác năm 2019 đề ra.

 

Tuy nhiên, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn ra phức tạp, nhất là các địa bàn trong điểm. Trên tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, việc buôn bán vận chuyển một số mặt hàng như pháo nổ, đông dược, hàng hóa tiêu dùng còn phức tạp. Trong thị trường nội địa, tình trạng buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra khá phổ biến ở khắp các vùng miền, đặc biệt khu vực đô thị…

Năm 2020, Ban chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình, trên cơ sở đó nhận diện các vấn đề phức tạp để kịp thời tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng chiến lược, nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cùng đó, tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, công tác truyền thông, phổ biến pháp luật; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; thanh kiểm tra; tham mưu hoàn thiện thể chế; xây dựng lực lượng…

Tại cuộc họp báo, đại diện các cơ quan cũng trả lời câu hỏi của báo chí về một số vụ việc cụ thể cũng như các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian tới, đặc biệt dịp cao điểm Tết Canh Tý 2020. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

70 năm xây dựng và phát triển Hội Luật gia Việt Nam

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029 (ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật Ban hành VBQPPL vào cuộc sống

Quang cảnh phiên làm việc thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/2 tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có Văn bản số 1240/UBTVQH15-PLTP về việc triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2025. Trong đó, yêu cầu các cơ quan khẩn trương tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định mới của Luật, thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa Luật vào cuộc sống

Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện pháp luật theo định hướng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc vs các đơn vị về báo cáo lãnh đạo Chính phủ về hoàn thiện pháp luật do sắp xếp cơ quan địa phương 2 cấp và triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú cùng tham dự buổi làm việc.

Ông Trần Văn Triều - Người giữ cho đời một phần “công bằng”, tử tế

Ông Trần Văn Triều, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động TP HCM, hiện là Chủ tịch Hội Luật Gia Quận 12 TP HCM, ông cho biết, sẽ tiếp thực hiện con đường “đồng hành” hỗ trợ pháp lý cho những người lao động yếu thế.
(PLVN) - Không dễ để thuyết phục ông Trần Văn Triều chia sẻ . Vị cán bộ vừa khép lại đúng 40 năm công tác, trong đó có hơn 17 năm gắn bó với công tác Công đoàn và người lao động (Liên đoàn Lao động TP HCM và Trung tâm Tư vấn pháp luật), chỉ cười nhẹ: “Tôi chỉ làm đúng phần việc của mình thôi, có gì đáng để viết đâu.” Chỉ đến khi nhắc về những người lao động từng được ông âm thầm hỗ trợ, ông mới chậm rãi nhận lời - k hông để kể thành tích, mà để nhìn lại những ký ức đậm dấu chân công lý mà ông đã bền bỉ đi qua.

Xây dựng các cơ chế đặc thù cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị có liên quan về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số chính sách đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật và giải thích, hướng dẫn, áp dụng, kiểm tra, rà soát, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).