Gần 18.000 liều vaccine AstraZeneca được phân bổ như thế nào ở Hà Nội?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tăng trở lại, Sở Y tế Hà Nội đưa ra kế hoạch phân bổ gần 18.000 liều vaccine AstraZeneca. 

Cụ thể, tại văn bản ban hành ngày 18/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết 17.850 liều vaccine AstraZeneca được phân bổ cho 30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, huyện Sóc Sơn được phân bổ số lượng vaccine nhiều nhất là 1.420 liều, tiếp đến là quận Nam Từ Liêm: 1.310 liều, quận Bắc Từ Liêm: 1.220 liều, quận Đống Đa: 1.060 liều, quận Hà Đông: 950 liều, quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Oai mỗi đơn vị được 940 liều, quận Hoàng Mai: 810 liều, huyện Ba Vì: 830 liều.

Các quận, huyện, thị xã còn lại Sở Y tế Hà Nội phân bổ từ 160 đến 670 liều. Riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội được phân bổ 1.000 liều.

Sở Y tế Hà Nội giao CDC tiếp nhận vaccine từ Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và phân bổ cho Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã. Đồng thời, theo dõi sát nhu cầu sử dụng vaccine của các đơn vị.

Sở Y tế Hà Nội cũng nêu rõ, căn cứ quyết định phân bổ, tiến độ phân bổ vaccine của Bộ Y tế và nhu cầu sử dụng thực tế để tham mưu kế hoạch sử dụng vaccine, phân bổ và điều chuyển vaccine đúng quy định.

Sở Y tế thành phố đồng thời yêu cầu, các đơn vị thực hiện tiếp nhận vaccine tiếp tục thực hiện tiêm liều cơ bản, bổ sung và các liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm tiêm đúng đối tượng, đúng chỉ định theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, sử dụng vaccine hiệu quả, tránh lãng phí; sử dụng hết vaccine trước hạn sử dụng, không để tình trạng hủy vaccine.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.