Gần 180 bệnh viện sẽ thiếu nguồn máu cho điều trị

 Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân tham gia hiến máu. Ảnh: Báo Tin tức
Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân tham gia hiến máu. Ảnh: Báo Tin tức
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện lượng máu dự trữ tại Ngân hàng Máu Quốc gia đang giảm mạnh vì thiếu nguồn người hiến máu. Trong kho dự trữ hiện chỉ còn khoảng 4.000 đơn vị máu, số lượng này chỉ đủ cung cấp cho điều trị trong 2 ngày nữa.

TS.BS Trần Ngọc Quế, Phụ trách Trung tâm Máu Quốc gia cho biết tình trạng thiếu máu điều trị đang xảy ra trầm trọng trên cả nước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tại Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương những ngày này, số lượng máu thu về cũng giảm sút nghiêm trọng, chỉ được khoảng 300-400 đơn vị máu/ngày.

Trong khi ngoài áp lực cần cung cấp máu thường xuyên cho hơn 170 bệnh viện tại khu vực phía Bắc, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương còn tăng cường đảm bảo máu điều trị cho các tỉnh phía Nam, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19.

Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động hiến máu phải tạm dừng hoặc hủy. Riêng trong tháng 11, các địa phương đã phải huỷ tới 80 lịch hiến máu, đã có 25.000 đơn vị máu không thể tiếp nhận theo kế hoạch.

“Dự kiến trong tháng 11 sẽ tiếp nhận được khoảng 30.000 đơn vị máu nhưng lại bị hoãn, gần 25.000 đơn vị không thể thu nhận như dự kiến. Điều này đã dẫn tới khó khăn lớn trong đảm bảo máu điều trị. Mặc dù rất tích cực và đã nhận được sự ủng hộ của nhiều đoàn thể, cá nhân; nhưng lượng máu thu về đang thiếu trầm trọng, lượng máu dự trữ đã cạn kiệt”, TS. Bạch Quốc Khánh chia sẻ.

Cán bộ, công nhân viên EVNGENCO 2 tham gia hiến máu. Ảnh: ĐVCC

Theo TS. Bạch Quốc Khánh, hàng năm, khoảng thời gian 2 tháng cuối năm và tháng đầu năm sau thường gặp khó khăn trong vận động hiến máu, cung cấp máu vì đây là thời điểm các cơ quan, đơn vị, cộng đồng đang tập trung cho các hoạt động cuối năm và chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài Tết Nguyên đán. Riêng thời điểm này, Viện cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu, nhất là 2 tháng cuối năm cần phải có khoảng 30.000 đơn vị máu/tháng để đáp ứng điều trị.

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó dự báo tình hình, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã cùng với những người hiến máu tình nguyện, cộng đồng phía Bắc chi viện được cho miền Nam hơn 20.000 đơn vị máu phục vụ điều trị, nhất là điều trị người bệnh COVID-19 nặng; lượng máu viện trợ đã được chuyển cho các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang, một số tỉnh Tây Nam Bộ. Đây là hoạt động chưa từng có trong tiền lệ. Mặc dù khó khăn, nhưng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cùng với sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, các đơn vị, doanh nghiệp vẫn nỗ lực trong hoạt động hiến máu để có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Hoạt động hiến máu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch COVID-19. Ảnh: báo Nhân dân

Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động hiến máu, mong muốn Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện của các địa phương, lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể ủng hộ để có thể có đủ lượng máu cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, số lượng máu thu về không chỉ cung cấp cho khu vực miền Bắc, mà cả các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.

“Để chung tay đảm bảo nguồn máu điều trị cho người bệnh, chúng tôi kêu gọi mỗi người dân có đủ sức khoẻ cùng vận động bạn bè, người thân chung tay tham gia hiến máu tình nguyện và không quên thực hiện 5K khi đi hiến máu để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các điểm hiến máu, chúng tôi đã bố trí đầy đủ các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng dịch cho người dân”, TS.BS Trần Ngọc Quế cho biết.

Người dân có thể đến hiến máu trực tiếp tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội) từ 7 giờ đến 18 giờ tất cả các ngày (kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ). Hoặc người dân có thể đến các điểm hiến máu cố định tại Hà Nội từ 8-12 giờ và 13 giờ 30-17 giờ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (người dân đến trước giờ kết thúc 45 phút để kiểm tra sức khỏe trước hiến máu) như: Số 26 Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm; số 132 Quan Nhân, Thanh Xuân; số 10 Ngõ 122 Đường Láng, Đống Đa.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.