Gần 17,5 tỷ bồi thường cho người chăn nuôi bò sữa tại Lâm Đồng

Người dân cứu bò sữa bị bệnh hồi tháng 8/2024.
Người dân cứu bò sữa bị bệnh hồi tháng 8/2024.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến hết ngày 24/10, Công ty Navetco đã thanh toán đợt 1 (50% số tiền) cho 318 hộ/318 hộ chăn nuôi đồng ý thỏa thuận ở 3 huyện tại Lâm Đồng số tiền gần 17,5 tỷ đồng.

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, thực hiện kế hoạch tiêm phòng năm 2024, các địa phương tổ chức tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục Navet-LpVac của Công ty Navetco trên đàn bò sữa bắt đầu từ ngày 19/6 đến ngày 2/8 với tổng số 9.126 con bò sữa được tiêm.

Sau khi tiêm phòng 7-10 ngày, đàn bò sữa xuất hiện các triệu chứng bỏ ăn, sốt, tiêu chảy. Bệnh xuất hiện trên đàn bò ở các huyện tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và TP Bảo Lộc.

Bò sữa tại huyện Đơn Dương bị tiêu chảy rồi chết.

Bò sữa tại huyện Đơn Dương bị tiêu chảy rồi chết.

Thống kê đến ngày 26/9, có 7.375 con bò mắc bệnh; trong đó 547 con bị chết và 584 con bị sảy thai. Từ ngày 27/9 đến nay, số bò sữa chết từ các địa phương báo về là 23 con. Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã cùng Công ty và Trung tâm nông nghiệp các huyện lấy mẫu kiểm tra, kết quả có 9 mẫu dương tính với BVD/23 mẫu (23 con bò chết).

Sau khi có kết luận của Cục thú y, lãnh đạo công ty Navetco đã xác nhận sự cố bò phát bệnh tiêu chảy, bò chết trên địa bàn Lâm Đồng là do tiêm vaccine do Công ty Navetco cung cấp, Công ty cam kết thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người chăn nuôi.

Cụ thể, mức bồi thường đối với bò chết có đầy đủ hồ sơ: Bò hậu bị (sau khi cai sữa, chọn những con đực, con cái tốt nhất để làm giống gọi là giai đoạn nuôi hậu bị- PV) không mang thai (bao gồm bê): 70.000 đồng/kg; bò hậu bị mang thai: 75.000 đồng/kg; bò sinh sản không mang thai: 80.000 đồng/kg, bò sinh sản mang thai: 85.000 đồng/kg.

Đối với bò chết do hộ chăn nuôi tự xử lý, có xác nhận của thôn, xã, công ty hỗ trợ 5 triệu đồng/con với bò dưới 12 tháng tuổi; bò từ 12 tháng tuổi trở lên đã bán là 12 triệu đồng và 15 triệu đồng/con với bò từ 12 tháng tuổi trở lên tự xử lý.

Các lực lượng chức năng kiểm tra trang trại bò sữa bị bệnh.

Các lực lượng chức năng kiểm tra trang trại bò sữa bị bệnh.

Ngoài ra Navetco hỗ trợ chi phí điều trị bệnh 1,5 triệu đồng/con, chi phí thiệt hại sản xuất 3 triệu đồng/con (áp dụng với bò sữa đang khai thác sữa), bò bệnh bị sảy thai 7,5 triệu đồng/con (không áp dụng đối với bò chết), bê chết dưới 2 tháng tuổi từ bò mẹ bệnh do tiêm vaccine được hỗ trợ 2 triệu đồng/con.

Sau khi hoàn thành phương án bồi thường, từ ngày 14/10 Công ty Navetco cùng với UBND các xã có bò bị bệnh, bò chết để tiến hành thương thảo cụ thể với từng hộ dân. Hiện có 330 hộ/350 hộ có bò bị chết đồng ý thỏa thuận với Phương án trên;

Ngay sau khi người dân ký biên bản thỏa thuận với Công ty Navetco, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã phối hợp với UBND các xã, Trung tâm nông nghiệp huyện để rà soát, đối chiếu số liệu và có văn bản đề nghị Công ty Navetco thực hiện thanh toán cho các hộ chăn nuôi.

Tính đến hết ngày 24/10/2024, Công ty Navetco đã thanh toán đợt 1 (số tiền 50%) cho 318 hộ/318 hộ chăn nuôi đồng ý thỏa thuận tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Di Linh với số tiền gần 17,5 tỷ đồng. Còn 12 hộ tại các xã, phường thuộc huyện Lâm Hà, thành phố Bảo Lộc và xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương đang hoàn chỉnh hồ sơ.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.