Gần 1.100 tác phẩm tham dự Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Hương Diệp
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Hương Diệp
(PLVN) - Qua thời gian phát động, tính đến ngày 31/8/2023, Ban Tổ chức Giải đã nhận được 1.078 tác phẩm, loạt tác phẩm bao gồm các thể loại: báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh của cơ quan báo chí trong cả nước tham gia.

Ngày 7/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023 (Giải báo chí) đã chủ trì họp Hội đồng Sơ khảo Giải báo chí.

Phát biểu tại cuộc họp, thay mặt Ban Tổ chức Giải, ông Nguyễn Hữu Dũng ghi nhận và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của các cơ quan phối hợp, từng thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải, từ đó đảm bảo triển khai Giải có chất lượng và theo đúng kế hoạch đề ra.

“Giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) ngày càng nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo và các tầng lớp nhân dân”, ông Nguyễn Hữu Dũng khẳng định.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị Hội đồng Sơ khảo cần bám sát các tiêu chí trong thể lệ Giải, trong đó, các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan, chính xác, có tính thuyết phục và định hướng dư luận cao, có tác động tích cực phục vụ công tác đấu tranh PCTN,TC được đăng phát trên các loại hình báo chí; đồng thời cũng cần lưu ý tới những tác phẩm mang tính phát hiện, tính mới và phải thể hiện công sức đóng góp của các phóng viên trong các tuyến bài.

Đặc biệt, cần tập trung vào các bài viết phát hiện, lên án những hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nhất là những tác phẩm biểu dương, cổ vũ các tấm gương phát hiện, tố giác, đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực; chú trọng vào các tác phẩm nêu ra được những kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN,TC trong giai đoạn hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hương Diệp

Ông Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hương Diệp

Cùng với đó, Hội đồng Sơ khảo cần xem xét, cân đối lựa chọn tác phẩm được thực hiện bởi các phóng viên sẵn sàng đi vào vùng sâu, vùng xa, dấn thân vào những nơi nguy hiểm để điều tra, phản ánh những vụ việc nổi cộm tại các địa phương, nhằm khuyến khích, động viên tinh thần và công sức của tác giả.

Thông tin tại cuộc họp, ông Vũ Văn Tiến, Trưởng Ban Tuyên giáo UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, Giải báo chí do Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức được phát động từ ngày 13/11/2021. Qua thành công của 3 lần tổ chức, Giải báo chí tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy vai trò của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh PCTN,TC; khuyến khích người dân và các cơ quan báo chí phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…

Qua thời gian phát động, tính đến ngày 31/8/2023, Ban Tổ chức Giải đã nhận được 1.078 tác phẩm, loạt tác phẩm bao gồm các thể loại: báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh của cơ quan báo chí trong cả nước tham gia.

Lễ tổng kết và trao Giải dự kiến tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) vào đầu tháng 11/2023 nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam./.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...