Gần 100 ứng viên bị loại khỏi danh sách xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022

Gần 100 ứng viên bị loại khỏi danh sách xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong 447 ứng viên được đề nghị xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2022, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành loại 91 người, còn 356.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 356 ứng viên được các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022. Trong đó 35 người được đề nghị xét công nhận là giáo sư, 321 ứng viên khác được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. So với danh sách được công bố cuối tháng 8, 91 ứng viên đã bị loại khỏi danh sách.

Xét theo ngành: Kinh tế và Công nghệ thông tin có 11 ứng viên bị loại; Y học: 10 người; Điện - Điện tử - Tự động hóa: 8 người; Hóa học - Công nghệ thực phẩm, Sinh học: 6 người, Vật lý, Xây dựng - Kiến trúc: 5 người, Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Giao thông vận tải: 4 người.

Ngành Tâm lý học chỉ có một ứng viên phó giáo sư do hội đồng cơ sở đề xuất, nhưng không được thông qua. Do đó, ngành này không còn đại diện được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn năm nay.

Những ngành không có ứng viên nào bị loại là Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản, Luật học, Dược học, Văn học, Luyện kim, Cơ học, Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học.

Riêng Hội đồng giáo sư ngành Khoa học quân sự và Khoa học An ninh không công khai ứng viên.

3 ứng viên trẻ nhất sinh năm 1989, bao gồm: Hoàng Thanh Tùng (Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Đoàn Văn Trường (Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa), Phạm Minh Quân (Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Trước đó, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được đề nghị xét GS, PGS năm 2022 do các Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị, gồm 447 người.

Trong 26 hội đồng, ngành Kinh tế có nhiều số ứng viên nhất với 59 ứng viên, tiếp đến ngành Y học có 53 ứng viên, tiếp đến nữa là liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm có 50 ứng viên.

Trong khi đó, ngành Tâm lý học, Luyện Kim có số ứng viên ít nhất là mỗi ngành 1 ứng viên.

So với danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2022, đã có 16 ứng viên giáo sư và 75 ứng viên phó giáo sư bị loại.

Năm 2021, tổng cộng 640 ứng viên đăng ký và nộp hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh (88 ứng viên giáo sư, 552 ứng viên phó giáo sư) tại 98 Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Sau quá trình đánh giá và xét duyệt, các Hội đồng Giáo sư cơ sở chuyển hồ sơ của 494 ứng viên (66 ứng viên giáo sư và 428 ứng viên phó giáo sư) đủ điều kiện lên xét tại Hội đồng Giáo sư của 27 ngành/liên ngành.

Từ 494 ứng viên, Hội đồng Giáo sư các ngành, liên ngành đã xem xét loại 79 ứng viên chưa đạt tiêu chuẩn và đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước xét 415 ứng viên đạt chuẩn chức giáo sư, phó giáo sư (44 ứng viên giáo sư và 372 ứng viên phó giáo sư).

Theo quy trình xét công nhận giáo sư, phó giáo sư, các đại học thành lập hội đồng cơ sở để thẩm định hồ sơ, nghe ứng viên trình bày báo cáo khoa học tổng quan, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ, và kiểm tra năng lực ngoại ngữ. Sau khi thông qua danh sách ứng viên đủ điều kiện, hội đồng cơ sở gửi danh sách lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Hội đồng Giáo sư Nhà nước sẽ giao cho Hội đồng ngành, liên ngành thẩm định trước khi xem xét và thông qua danh sách đạt tiêu chuẩn. Thông thường, danh sách giáo sư, phó giáo sư sẽ được công bố vào tháng 11-12 hàng năm.

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?