Gãi đầu bị phạt oan 400 USD

Hình ảnh của Tim Hansen bị camera ghi lại. Ảnh: Monocam.
Hình ảnh của Tim Hansen bị camera ghi lại. Ảnh: Monocam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông Hà Lan bị phạt 400 USD (khoảng 9,8 triệu đồng) sau khi camera AI ghi lại cảnh anh vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại. Tuy nhiên, người vi phạm khẳng định anh chỉ gãi đầu và hệ thống này đã nhầm.

Vào tháng 11/2023, Tim Hansen đã nhận được thông báo "phạt nguội" do nói chuyện điện thoại khi đang lái xe một tháng trước đó. Hansen rất sốc bởi anh nhớ đã không sử dụng điện thoại vào ngày đó. Anh quyết định xác thực bức ảnh buộc tội anh từ Cơ quan Thu thập Tư pháp Trung ương.

Nhìn thoáng qua, bức ảnh cho thấy có vẻ như Hansen đang nói chuyện điện thoại, nhưng nếu nhìn kỹ hơn sẽ thấy rằng anh thực sự không cầm bất kỳ thiết bị nào trên tay. Anh chỉ gãi đầu và camera AI đã nhầm bàn tay anh đang cầm điện thoại. Người kiểm tra bức ảnh và xác nhận khoản tiền phạt của anh không phát hiện ra điều này.

Rất may Hansen là là kỹ sư công nghệ thông tin. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, anh đã giải thích cách hệ thống camera cảnh sát có tên Monocam hoạt động và vì sao nó có thể mắc lỗi.

“Nếu một mô hình phải dự đoán liệu điều gì đó là đúng hay sai thì tất nhiên cũng có thể xảy ra trường hợp mô hình đó sai. Trong trường hợp của tôi, trí tuệ nhân tạo (AI) cho biết tôi đang cầm một chiếc điện thoại, trong khi thực tế không phải vậy. Một mô hình hoàn hảo chỉ dự đoán những kết quả tích cực và tiêu cực, nhưng dự đoán đúng 100% là rất hiếm”, anh nói.

Theo Hansen, các hệ thống như Monocam phải được huấn luyện trên một bộ hình ảnh lớn được chia thành 2 hoặc 3 nhóm: bộ huấn luyện, bộ xác thực và bộ kiểm tra. Bộ đầu tiên được sử dụng để huấn luyện thuật toán về các đối tượng trên hình ảnh nào và thuộc tính nào, như màu sắc, đường kẻ... Bộ thứ hai để tối ưu hóa một số siêu tham số của thuật toán. Bộ thứ ba để kiểm tra hệ thống thực sự hoạt động tốt ở mức độ nào.

Hansen cho biết, do có nhiều biến số ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định của thuật toán nên cần có xác thực của con người để giảm thiểu số lượng kết quả sai lầm.

Hansen đã không đồng ý với mức phạt và mong đợi một kết quả tích cực hơn. Anh sẽ phải đợi tới 26 tuần để có phán quyết chính thức.

Câu chuyện của Hansen đã lan truyền rộng rãi ở Hà Lan và các nước láng giềng như Bỉ, nơi một số tổ chức đang yêu cầu lắp đặt camera có khả năng phát hiện việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe. Tuy nhiên, câu chuyện của Hansen chứng minh camera AI không đáng tin cậy 100%.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.