Gã "gàn" bỏ tiền tỷ để lưu giữ hồn xưa ở vùng đất Phú Yên

Gã "gàn" bỏ tiền tỷ để lưu giữ hồn xưa ở vùng đất Phú Yên
(PLVN) - Xuất phát từ niềm đam mê sưu tập đồ cổ và muốn quảng bá những nét văn hóa đặc trưng của quê hương Phú Yên cho du khách, anh Nguyễn Minh Nghiệp (SN 1978, ngụ thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã dày công sưu tầm và trưng bày hàng nghìn đồ vật cổ xưa từng gắn bó thân thuộc với người dân nơi đây. Trong số đó phải kể đến 1.100 cối xay đá, hàng chục sản phẩm gốm Quảng Đức, các bộ đàn đá và rất nhiều hiện vật có giá trị khác.

Có một Hồn Xưa ở đất Phú Yên

Không gian Hồn Xưa ở ngay trên đường vào Di tích danh thắng quốc gia Gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An). Ở đây, chủ nhân của nó trưng bày những vật thể mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa quý giá, giúp du khách cảm nhận và hiểu thêm về vùng đất mà mình đặt chân đến.

Ngồi nhâm nhi bên tách trà, anh Nghiệp nhớ lại cơ duyên đưa mình đến với việc sưu tầm những món đồ “độc nhất vô nhị” hiện có tại không gian Hồn Xưa. Hơn 20 năm trước, khi là một thanh niên làng biển vật lộn tìm kế sinh nhai, anh chế tác các đồ lưu niệm bằng vỏ ốc, đá, gốm… với nhiều kích cỡ, kiểu dáng mang bán cho khách du lịch.

Lời lãi được bao nhiêu, anh Nghiệp rong ruổi khắp các huyện miền núi Phú Yên mua lại các món đồ độc, lạ từ xa xưa. Anh chỉ mua, cất giữ, tích trữ chứ chưa bán lại bao giờ. 

Với ước muốn lưu giữ và phát huy giá trị tinh thần, văn hóa, lịch sử của vùng đất Phú Yên cho đời sau, cuối năm 2018, Nghiệp âm thầm gõ cửa Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên xin mở khu trưng bày nằm ngay đường vào Gành Đá Đĩa.

“Tôi trình bày xong là được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên Sở đồng ý ngay. Hồn Xưa cũng là cái tên mà giám đốc sở này đặt cho. Và đến ngày mùng một Tết năm 2019, không gian Hồn Xưa chính thức mở cửa đón khách tham quan, chụp hình miễn phí”, anh Nghiệp kể.

Ở không gian Hồn Xưa, anh Nghiệp chia thành 4 chủ đề trưng bày, gồm: văn hóa đá, gốm Quảng Đức, đồ kim khí và đồ đan lát. Trong đó, kỳ công và giá trị lớn có thể kể đến các hiện vật gốm cổ Quảng Đức. 

Gốm Quảng Đức có từ thế kỷ XVII và phát triển rất mạnh vào thế kỷ XVIII. Đây được coi là một trong những làng nghề hình thành, phát triển sớm nhất ở Phú Yên. Nguyên liệu làm gốm ngoài đất sét ở An Thạch (huyện Tuy An) còn có loại đất sét khai thác từ vùng An Định liền kề. Đất sét đem ủ, pha chế, sàng lọc, băm thật nhuyễn… mất thời gian khá lâu mới có nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để làm nên sản phẩm gốm Quảng Đức.

Gây tò mò nhiều trong không gian Hồn Xưa là những bộ đàn đá với đủ thanh sắc. Đây là minh chứng của vùng đất Phú Khánh xưa (nay tách thành Phú Yên và Khánh Hòa) - địa danh duy nhất trên cả nước có mỏ đá om. Mỏ đó om chính là bí mật khiến các thanh đá phát ra tiếng kêu, có thể dùng làm nhạc cụ. 

“Để có bộ đàn đá hoàn chỉnh, tôi phải lặn lội đi tìm đá ở nhiều nơi như An Xuân, An Lĩnh (huyện Tuy An)… Mà đâu phải thanh nào cũng phát ra tiếng kêu để dùng làm nhạc cụ, có khi tìm mấy ngàn viên mới được một viên ghép lại cho đủ bộ. Phải vất vả lắm mới có được bộ đàn đá hoàn chỉnh”, anh Nghiệp chia sẻ.

Một góc không gian Hồn Xưa
 Một góc không gian Hồn Xưa

Xếp chồng lên nhau xung quanh không quanh Hồn Xưa là 1.100 bộ cối đá. Đây là dụng cụ của người dân nông thôn Phú Yên một thời dùng để xay bột làm bánh tráng hoặc làm các loại bánh từ bột gạo, bột nếp… Những vật dụng tưởng như đã bị lãng quên lại xuất hiện ở không gian Hồn Xưa và được bài trí sắp xếp như một triền núi, khiến ai cũng thích thú.

“Tôi đến tham quan không gian Hồn Xưa mà như sống lại tuổi thơ của mình. Nhìn những chiếc cối đá ở đây, tôi liền nhớ đến chiếc cối đá năm xưa đã gắn bó với gia đình mà cha mẹ dùng để chế biến món bánh làm từ gạo cho tôi ăn hàng ngày”, anh Lâm Thiên (một du khách tham quan không gian Hồn Xưa) cho biết.

Kể về “duyên nợ” sưu tầm những chiếc cối đá, anh Nghiệp bảo, mình thường các làng biển, khu dân cư lâu đời nên phát hiện ra các cối đá xay bột cũ bị vứt lăn lóc cùng các máng đá đựng thức ăn gia súc. Nhiều lần chứng kiến cối đá bị “bỏ rơi”, anh Nghiệp thầm nghĩ, đá tưởng như vô tri vô giác, nhưng là hồn đất, tình người nên quyết định sưu tầm để lưu giữ một thời ký ức đã từng gắn bó.

“Cối đá xưa đều được đục đẽo thủ công nên về chi tiết và kích cỡ không cái nào giống cái nào. Thậm chí, có cái mang những vết lõm sâu, có thể là do người thợ đục lỡ tay trong quá trình tạo ra nó. Với tôi, tất cả sự khác biệt và những chi tiết đó lại là sự ngẫu hứng mang tính nghệ thuật. Nhưng có lẽ, nét đẹp nhất của những chiếc cối chính là dấu ấn thời gian, một loại dụng cụ truyền thống trong văn hóa sinh hoạt của mỗi gia đình người Việt suốt hàng trăm năm”, anh Nghiệp nói.

Ở Hồn Xưa, anh Nghiệp còn dành hẳn không gian cho loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian bài chòi đặc trưng của Trung bộ. Anh mong muốn, với loại hình nghệ thuật này, không gian Hồn Xưa không chỉ phục vụ du khách dịp lễ, Tết mà còn ngày thường. 

Lưu giữ một phần ký ức của ông cha  

Anh nghiệp bảo, trước đây, khi anh ngược xuôi đi sưu tầm những kỷ vật xưa, nhiều người bảo anh khùng. Bởi anh toàn bỏ tiền làm chuyện “không ra hồn”, trong khi kinh tế gia đình còn khó khăn.

“Người ta nói mặc kệ người ta. Còn tôi, nghe ở đâu có đồ cổ, vật xưa là dành dụm tiền rồi khăn gói đi tìm mua. Đến giờ, tôi không nhớ nổi bao lần mình đã ngủ ở bìa rừng chờ đến trời sáng để đi tiếp. Nghe thì buồn cười, nhưng trước đây nhiều người nói tôi khùng, còn bây giờ họ nói tôi khùng nặng bởi bỏ tiền của công sức ra làm rồi cho khách tham quan miễn phí”, chủ nhân không gian Hồn Xưa cười hiền.

Theo anh Nghiệp, số tiền bỏ ra ở không gian Hồn Xưa không nhỏ, nhưng anh chưa đặt nặng lợi nhuận. Học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về đàn đá, cồng chiêng… có thể đến đây tìm hiểu. Trong khả năng của mình, anh sẵn sàng chia sẻ những gì mình hiểu biết.

Du khách nước ngoài thích thú với bộ đàn đá tại không gian Hồn Xưa
 Du khách nước ngoài thích thú với bộ đàn đá tại không gian Hồn Xưa

“Vốn văn hóa thời nào cũng vậy, phần nhiều ẩn mình trong dân gian. Do đó, việc tụ lại thành bộ nhóm trưng bày cũng là hiếm có. Tôi chỉ muốn lưu giữ một phần ký ức nào đó của ông cha ta và muốn du khách khi đến đây cảm nhận rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của vùng đất. Sắp tới, tôi sẽ ra mắt bộ sưu tập những hiện vật văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của cư dân làng biển để không gian Hồn Xưa thêm phong phú”, anh Nghiệp cho biết.

Nói về không gian Hồn Xưa, ông Nguyễn Danh Hạnh - Phó ban Quản lý di tích tỉnh Phú Yên, nhận định: “Tại Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung, có nhiều nhà sưu tầm nhưng tập hợp đến hơn 1.100 cối xay đá, hàng chục sản phẩm gốm Quảng Đức, các bộ đàn đá, cồng chiêng… thì chưa ai có. Không gian Hồn Xưa không chỉ lưu giữ giá trị tinh thần mà còn là điểm đến thu hút du khách tham quan Gành Đá Đĩa, tìm hiểu cuộc sống, văn hóa, lịch sử xa xưa của vùng đất này”.  

Từ khi đi vào hoạt động, không gian Hồn Xưa của anh Nguyễn Minh Nghiệp đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về sản phẩm dịch vụ ở điểm đến Di tích danh thắng quốc gia Gành Đá Đĩa. Nhờ vậy, du khách có thêm điểm dừng chân trải nghiệm.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.