Festival Huế 2024: Lễ hội Điện Huệ Nam 2024 có gì hấp dẫn?
Lễ hội là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) - Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Hạ Festival Huế 2024, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi là Điện Hòn Chén) thực hiện hoạt động cung nghinh Thánh Mẫu Hội đồng Tứ phủ trên đường bộ, tái hiện và xây dựng một carnival dân gian độc đáo và có quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế.
Lễ hội Điện Huệ Nam 2024 sẽ được tổ chức vào 2 ngày 10 - 11 tháng 4 năm 2024 (nhằm ngày 2 - 3 tháng 3 Âm lịch) tại Thánh đường (352 Chi Lăng) và Điện Huệ Nam (xã Hương Thọ, thành phố Huế).
Lễ hội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
Chương trình lễ hội hứa hẹn sẽ hấp dẫn, độc đáo
Lễ hội này là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng ba và tháng bảy hàng năm. Hoạt động được đánh giá tràn đầy màu sắc và sôi động; hàng năm thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng Thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự.
Năm nay, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các sở ban ngành liên quan tổ chức lễ rước Thánh bằng đường bộ vào 6h sáng ngày 10/4, đoàn rước đường bộ di chuyển đoạn đường dài 3km từ 352 Chi Lăng đến Nghinh Lương Đình. Sau khi làm lễ cáo yết cầu an sẽ nghênh giá xuống thuyền xuôi theo dòng sông Hương lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam làm lễ Chính.
Hàng năm, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân khắp nơi đến tham dự
Hoạt động nhằm tái hiện, xây dựng một carnival dân gian độc đáo, có quy mô lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của Tín ngưỡng Thờ Mẫu - tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tôn thờ các nữ thần và đề cao vai trò của người phụ nữ.
Đoàn rước Thánh bằng thuyền trên sông Hương có sự tham gia của hàng chục chiếc thuyền Rồng được đóng thuyền đôi và thuyền đơn bên trong đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong, cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt.
(PLVN) - Ngày 22/1, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt dự án “Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z về làng, đánh dấu một nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Những ngày giáp Tết, tại các tỉnh, thành, không khí đón Tết cổ truyền tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, thu hút du khách. Các chương trình, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa Tết truyền thống được “trình làng” tươi vui, rộn rã đong đầy niềm hy vọng vào một năm mới Ất Tỵ hứng khởi, sung túc. Các lễ hội năm nay đa dạng hoạt động tái hiện mỹ tục cổ truyền ngày Tết, khơi dậy tình yêu đất nước và tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực đặc trưng của mảnh đất hình chữ S.
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.
(PLVN) - Bộ kim phẩm gồm 16 hiện vật bằng vàng được chế tác từ thời Nguyễn đầu thế kỷ 20 được cung tiến Thánh mẫu Lê Chân tại Đền Nghè, thành phố Hải Phòng, mới được công nhận là Bảo vật quốc gia…
(PLVN) - Nhắc đến Hà Nội, không ai không biết đến khu phố cổ - nơi được ví như “hồn cốt” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Từ xưa đến nay, nơi đây là trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường, mỗi con phố gắn liền với một nghề thủ công truyền thống như Hàng Bạc, Hàng Đồng, Lò Rèn... Những tên gọi ấy không chỉ khơi gợi ký ức về một thời phồn hoa, mà còn tái hiện khung cảnh buôn bán và văn hóa đặc sắc của người Hà Nội xưa.
(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.
(PLVN) - Ngày 28/12, tại di tích đền Kiếp Bạc, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì và kỷ niệm 30 năm thành lập.
(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.
(PLVN) - Hướng tới kỷ niệm 345 năm Đô thị Mỹ Tho, UBND TP Mỹ Tho tổ chức chuỗi hoạt động nhằm quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa, du lịch và hình ảnh con người Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.
Tục “xông Đền, xông Điện, xông Nhà thờ họ, xông Nhà” đêm giao thừa làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLVN) - Các nhà khảo cổ học Việt Nam đang đặc biệt quan tâm tới vấn đề làm thế nào để bảo vệ được di tích khảo cổ học, loại di tích mà Hiến chương quốc tế về khảo cổ học Lausanne năm 1990 cho là dễ bị hủy hoại và biến mất nhất.
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu