Festival Hoa Đà Lạt vắng cả khách và... hoa

Các tiểu cảnh chỉ bố cục ở một góc hồ Xuân Hương, các khu vực còn lại vắng bóng hoa tươi
Các tiểu cảnh chỉ bố cục ở một góc hồ Xuân Hương, các khu vực còn lại vắng bóng hoa tươi
(PLO) -Mặc dù được đánh giá là có khá nhiều đổi mới, chương trình phong phú nhưng Festival Hoa Đà Lạt 2017 lại khá vắng khách và vắng cả... hoa.

Lượng khách không như kì vọng

Diễn ra trong 5 ngày, từ 23/12-27/12, với rất nhiều hoạt động hấp dẫn gồm 15 chương trình chính và 14 chương trình hưởng ứng, như: Đêm hội rượu vang Đà Lạt; không gian hoa; trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế; phiên chợ rau, hoa; đêm hội tơ - trà… Có thể thấy, Ban tổ chức Festival hoa đã khá đầu tư, với việc đẩy mạnh khâu truyền thông trước khi sự kiện diễn ra, xây dựng các chương trình phong phú, hấp dẫn. Một số chương trình như Lễ khai mạc, chương trình Duyên dáng Việt Nam và Đêm Khai mạc Lễ hội Tơ - Trà được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, khá mãn nhãn khách tham gia. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, số lượng khách tham gia Festival Hoa năm nay có vẻ như vẫn chưa đạt kì vọng.

Cho dù chưa có con số thống kê cụ thể về lượng khách tham quan, lưu trú tại Đà Lạt vào dịp Festival Hoa lần này, nhưng nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy, năm nay lượng khách đổ về Festival hoa không được như ý. Ngày 25/12, tức là ngày thứ 3 sau khi lễ hội diễn ra, một số lượng lớn du khách đã lục tục rời Đà Lạt để trở về tiếp tục công việc đầu tuần. Kể từ ngày 25/12 cho đến hôm bế mạc Festival 27/12, lượng khách du lịch còn lưu trú tại Đà Lạt để thưởng thức Lễ hội Hoa cũng không nhiều, so với ngày thường không tăng đột biến là mấy. Trong ngày đầu khai mạc và buổi sáng ngày thứ hai, có tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông ở khu vực trung tâm, nhưng tình trạng này nhanh chóng chấm dứt khi bước sang chiều ngày thứ hai của lễ hội, lúc du khách bắt đầu trở về. 

Lượng khách của Festival Hoa Đà Lạt cũng có thể đo đếm thông qua tình hình lưu trú tại chỗ. Năm nay, các cơ sở lưu trú tại Đà Lạt như nhà nghỉ, khách sạn, homestay... không có tình trạng kín phòng, cháy phòng như những mùa festival trước hoặc các đợt lễ lớn. Ngay cả các dịch vụ vận chuyển như xe khách, đặc biệt là taxi cũng không tăng quá đột biến so với các dịp cuối tuần thông thường. Anh Nguyễn Tuấn Anh, tài xế Taxi hãng Sao Đỏ của Đà Lạt cho biết, những ngày cuối tuần thông thường, doanh thu trung bình tài xế taxi là tầm 1 triệu đồng/ ngày. Đợt Festival hoa năm nay, doanh thu hàng ngày cũng chỉ tầm trên dưới 1 triệu đồng, nghĩa là không có gì thay đổi.

Khi hoa chưa đủ hút mắt du khách

Một điều khiến du khách đến Festival Hoa Đà Lạt năm nay khá thắc mắc, là lễ hội hoa khá... thưa vắng hoa. Năm nay, hoa được tập trung trang trí thành cụm ở khu trung tâm như chợ Đà Lạt, một đoạn của vòng xuyến trung tâm và một góc nhỏ của hồ Xuân Hương. Tiểu cảnh hoa được trang trí công phu nhất là một đoạn hồ Xuân Hương, được bố cục như một “làng hoa” với nhiều tiểu cảnh thiết kế theo chủ đề khác nhau. Những chiếc xe hoa tái hiện những dòng xe cổ của Đà Lạt đặt ngay quảng trường trung tâm được đánh giá khác đẹp mắt, tinh tế, thu hút rất nhiều khách tham qua đến chụp ảnh, thưởng lãm. 

Tuy nhiên, ngoài những điểm nhấn nói trên thì các khu vực khác của TP Đà Lạt lại trang trí rất sơ sài. Tại các trục được trung tâm khác như Hồ Tùng Mậu, Trần Hưng Đạo, 3/4... hầu như vắng bóng tiểu cảnh hoa. Có chăng chỉ phân bố rải rác trên các đoạn đường những đôn hoa (cách nhau chừng một trăm mét một chậu), chìm lỉm vào quang cảnh chung quanh, không nổi bật. Và đáng ra, những đoạn đường cửa ngõ vào Đà Lạt như đường 3/4 đoạn từ đèo đi lên hay vòng xuyến đoạn tiếp giáo giữa đèo Mimosa và trung tâm thành phố nên trang trí hoa để du khách vừa vào thành phố đã được chào đón bởi không khí của một lễ hội hoa, thì lại chẳng khác ngày thường.

Một điều đáng tiếc là ngoài các tiểu cảnh hay mô hình hoa được dựng lên, Đà Lạt đã không tận dụng được lợi thế của một “thành phố hoa” với cây hoa lá mọc tự nhiên khắp nơi để trang trí, bố cục thêm thành một bức tranh hoa rực rỡ. Nhiều du khách tiếc nuối vì một loại hình đẹp và đặc sắc của Đà Lạt là các xe bán hoa tươi của người dân dọc các tuyến đường trung tâm, làm thành một “con đường hoa” tự nhiên rợp mắt, vài năm nay đã không còn thấy xuất hiện trong lễ hội hoa.

Festival Hoa đã trở thành một thương hiệu độc quyền của Đà Lạt, là thời điểm mà người dân khắp nới đổ về Đà Lạt để thưởng thức cảnh vật, khí hậu, thưởng lãm nghệ thuật. Tuy nhiên, để thương hiệu này trở nên đặc sắc hơn, thu hút hơn, có lẽ Ban tổ chức còn cần một sự thay đổi đáng kể, từ việc tận dụng ưu đãi của thiên nhiên để biến thành những tuyệt tác trang trí tự nhiên, làm mãn nhãn du khách, cho đến khâu bố cục trang trí lễ hội, và cả sự kết nối những điểm đến thơ mộng của Đà Lạt trong một lễ hội chung nhằm vừa giúp lễ hội thêm phong phú, chặt chẽ, vừa giúp du khách biết đến nhiều hơn những địa điểm đẹp của Đà Lạt, điều này cho đến nay, nhiều Festival Ban tổ chức vẫn chưa làm được.

Mong rằng, với những Festival Hoa lần sau sẽ có những thay đổi lớn để Lễ hội hoa vùng cao nguyên thực sự hoàn thiện, làm khách đến lưu luyến mãi không muốn về...

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.