F0 tăng vọt, nhiều trường Hà Nội chuyển học online

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều trường/lớp học ở Hà Nội đã quyết định cho học sinh chuyển sang học online sau ít ngày đi học trở lại với lý do số lượng mắc COVID-19 tăng vọt.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Trần Thùy Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam cho biết, tính đến ngày 15/2, trường có 37 lớp học có F0 và chuyển sang học trực tuyến, trên tổng số 76 lớp từ khối 7 đến 12.

“Tất nhiên, nếu theo quy định thì chỉ số học sinh diện F0 và những học sinh F1 phải chuyển học trực tuyến. Tuy nhiên, phụ huynh các lớp đã làm đơn bày tỏ nguyện vọng cho cả lớp học trực tuyến. Do sĩ số các lớp của trường cũng chỉ khoảng 30, trên cơ sở nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường cũng tạo điều kiện cho các gia đình”, bà Dương nói.

Tính đến ngày 15/2, toàn trường có 111 trường hợp F0, trong đó có 9 giáo viên, nhân viên; 63 học sinh THPT và 39 học sinh THCS.

“Con số này đã tăng lên nhiều hơn so với một vài ngày trước bởi một số lớp khi chuyển học online vẫn báo cáo về ban giám hiệu rằng có thêm F0”, bà Dương nói.

Với yêu cầu chung của Sở GD-ĐT và TP Hà Nội, nhà trường vẫn mở cửa, lớp nào không có F0 vẫn đi học bình thường. “Nhưng có lớp sĩ số 25 thì đến ngày hôm qua 14/2 đã có đến 13 F0”, bà Dương nói.

Bà Dương cho biết, đến nay rất may, chưa có học sinh nào bị chuyển biến nặng.

Nhiều trường Hà Nội cho học sinh chuyển học online do số lượng F0 tăng vọt. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Nhiều trường Hà Nội cho học sinh chuyển học online do số lượng F0 tăng vọt. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Đại diện Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng cho biết, đến ngày hôm nay, trường đã có tới 40 trường hợp học sinh mắc COVID-19. Như vậy, đã có 10 lớp có F0.

Các phụ huynh một trường học ở quận Ba Đình mới đây cũng nhận được thông báo từ giáo viên chủ nhiệm: “Do tình hình F0, F1 ở lớp có dấu hiệu tăng. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, bắt đầu từ chiều nay lớp sẽ chuyển sang hình thức học online để đảm bảo an toàn cho các học sinh. Kính nhờ phụ huynh nhắc nhở các con chuẩn bị thiết bị kết nối, đồ dùng sách vở đầy đủ và vào học đúng giờ theo link zoom của lớp”.

Còn Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) tính đến ngày 12/2 cũng đã có 17 trường hợp học sinh mắc COVID-19, rải ở cả 3 khối 7,8,9 (khối 6 chưa đi học theo lịch chung toàn TP Hà Nội); trong đó lớp 8A7 có 4 học sinh. Số học sinh các lớp có F0 đi học trực tiếp cũng ít hơn rất nhiều so với sĩ số ngày thường.

Ở một trường ngoại thành Hà Nội, bà Nguyễn Kim Dung, Hiệu trưởng Trường THCS Đông La (huyện Hoài Đức) cho hay, bà cảm thấy khá lo khi số ca F0 đang tăng lên hàng ngày.

“Tôi cũng không nghĩ số ca F0 tăng lên nhiều như vậy dù việc đón học sinh được phân luồng rất bài bản, nghiêm túc. Các F0 hầu như chỉ đến khi về nhà mới phát hiện dương tính. Đến nay, trường đã có 18 học sinh và 2 giáo viên mắc COVID-19. Trường có tất cả 26 lớp thì rải rác mỗi lớp có một vài học sinh là F0, về cơ bản khối nào cũng có. Với những học sinh F0, F1 thì đương nhiên sẽ học trực tuyến".

Bà Dung cho hay, qua nắm bắt thông tin, các phụ huynh cũng đang rất lo cho con em mình, nhất là các học sinh khối lớp 6 do chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

“Khối lớp 6 đến nay cũng đã có 7 học sinh mắc Covid-19, riêng hôm nay có 3 học sinh. Có một lớp 6 có ca F0 nên các phụ huynh lo lắng và xin cho con được học trực tuyến. Hôm nay lớp đó chỉ 21 học sinh đi học trực tiếp trong khi sĩ số là 42. Chúng tôi cũng phải làm công tác tư tưởng, trấn an phụ huynh, học sinh. Nhà trường vẫn tổ chức học trực tuyến kết hợp trực tiếp để các em dù ở nhà vẫn có thể theo diễn tiến lớp học, đảm bảo chất lượng dạy học”, bà Dung chia sẻ.

Trong chuyến kiểm tra việc mở cửa trường học tại tỉnh Thanh Hóa mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng nhìn nhận rằng, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và việc ứng phó với dịch bệnh trong trường học bởi vậy không phải chuyện một sớm, một chiều. Do đó, rất cần sự nhất quán trong chỉ đạo, sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết, thái độ và nhận thức đúng về dịch bệnh; sự thống nhất, đồng thuận cao giữa nhà trường và gia đình cũng rất quan trọng.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trẻ dù đã tiêm, hay chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng được quyền đến trường một cách bình đẳng; không được tạo ra sự kì thị nếu có học sinh là F0, F1. Bộ trưởng cũng lưu ý, cần trang bị cho học sinh hiểu biết về dịch bệnh nhưng không phải sợ hãi trước dịch bệnh. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các điều kiện về y tế trường học, khắc phục khó khăn về nhân lực y tế hiện nay bằng các cách phù hợp với điều kiện của các địa phương, nhà trường.

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.