F0 nặng tại Hà Nội xu hướng giảm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thể hiện, tỷ lệ F0 nặng và nguy kịch của Hà Nội đang có xu hướng giảm.

Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, tính đến ngày 12/3, Hà Nội có 4.161 F0 điều trị ở BV. Đây là con số giảm gần thấp nhất sau gần 1 tháng qua (số F0 điều trị thấp nhất trước đó là ngày 17/2 với 4.291 F0).

Trong số 4.161 F0 điều trị ở BV, có 595 bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, 2.765 F0 ở mức độ trung bình, 801 F0 nặng, nguy kịch (số F0 nặng thấp gần đây nhất là ngày 20/1 với 731 trường hợp). Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng thông tin, số tử vong cộng dồn của Hà Nội là 1.170 trường hợp, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,4%.

Tại cuộc họp mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, bà Trần Thị Nhị Hà nhận định, biến thể phụ BA.2 (chủng Omicron) chiếm ưu thế trong các ca F0 tại Hà Nội, với tốc độ lây lan nhanh.

Tuy nhiên, bệnh nhân ở tầng 2, tầng 3 có chiều hướng giảm nên những ngày qua, tỷ lệ F0 nhập viện chỉ chiếm 1-1,5%. Hà Nội đã chủ động kiểm soát được dịch bệnh ở ngưỡng an toàn, ngành Y tế vẫn tiếp tục giải trình tự gen để có các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình chung.

Theo các chuyên gia, người mắc biến thể Omicron thường diễn biến nhẹ hơn so với bệnh nhân mắc các biến thể cũ như Delta. Omicron thường gây triệu chứng nhẹ, bệnh nhân chủ yếu đau rát họng, ho, đau đầu, một số có tiêu chảy,... Với biến chủng Delta, triệu chứng rầm rộ hơn, sốt cao hơn.

Vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nguy cơ diễn biến nặng, chủ yếu rơi vào nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, chưa tiêm đủ liều vaccine.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, TP luôn triển khai các giải pháp ứng phó, với sự tham mưu của lực lượng y tế nên đến nay các nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng như tình hình dịch luôn được kiểm soát.

Để tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, lãnh đạo TP Hà Nội, ngành Y tế Hà Nội đề nghị các các quận, huyện, thị xã tăng cường ứng dụng phần mềm trong quản lý F0; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng mũi 3 khi được phân bổ; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà.

Đồng thời, các quận, huyện cần chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, y tế tại địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát việc bán thuốc Molnupiravir tránh việc găm hàng, tăng giá.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.