Euro 2020: Cùng phân tích điểm mạnh, yếu của các "ông lớn"

Italia là đội đầu tiên giành vé vào vòng sau.
Italia là đội đầu tiên giành vé vào vòng sau.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Euro 2020 đã đi gần hết vòng bảng, có những đội đã chính thức giành vé đi tiếp, có đội phải chờ đến hết trận đấu cuối cùng mới xác định được tấm vé. Với màn thể hiện của các ông lớn, có thể thấy điểm mạnh, điểm yếu của họ đã dần lộ ra.

Những màn thể hiện ấn tượng

Ý là đội đầu tiên giành vé vào vòng sau. Điều đó không phải là quá ngạc nhiên, bởi nếu xét về tương quan lực lượng, họ trên cơ trước Xứa Wales, Thổ Nhĩ Kỳ hay Thụy Sĩ. Cái ngạc nhiên chính là lối đá của họ, một lối chơi giàu sức cống hiến, khác hẳn với sự phòng ngự chắc chắn vốn được “đóng đinh” là phong cách của người Ý.

Xin không nói về trận đấu cuối cùng của họ, mà chỉ nhắc đến 2 trận đầu tiên, bởi khi đã thắng đến 2 trận, giành tuyệt đối 6 điểm thì trận tiếp theo có thể coi là thủ tục, với những quân bài được dấu trong túi áo và những toan tính nhiều hơn.

Chiến thắng cùng tỉ số 3-0 trước Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ đã cho thấy đội tuyển Ý mạnh mẽ đến như thế nào. Đó là hệ quả cho một sự ổn định đến kinh ngạc. Nổi bật nhất là 29 trận bất bại và chuỗi 10 chiến thắng liên tiếp với 31 bàn thắng mà không hề bị thủng lưới của họ.

Từ khi nắm quyền, nhất là sau cú trượt đau đớn khi không thể góp mặt tại World Cup 2018, Ý hướng đến phong cách tấn công trực diện, luân chuyển bóng nhiều hơn bên phần sân đối phương, tất nhiên, hệ thống phòng ngự của người Ý cũng được giữ nguyên, chỉ khác là thay vì đổ bê tông, tuyến dưới của họ luôn sẵn sàng phất lên những đường chuyền vượt tuyến đầy chết chóc.

Mặc dù vậy, đội tuyển Ý vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong hành trình đến với chiếc cúp Euro 2020. Lối chơi của họ chưa thật sự gặp thử thách với những đội bóng lớn. Bên cạnh đó, dường như tung quá sức cho những trận đầu tiên, khiến những mảng miếng của họ bị lộ diện, và trong một giải đấu, thành bại nhiều khi chỉ là một trận đấu thì nếu gặp những huấn luyện viên cao tay, rất có thể lối đá của Ý sẽ bị bắt bài.

Đội tuyển Anh lại gặp vấn đề sau khi truyền thông tâng bốc quá mức.Đội tuyển Anh lại gặp vấn đề sau khi truyền thông tâng bốc quá mức.

Đội tuyển Bỉ cũng nối gót Italia vào vòng 2. Đây là điều bình thường, bởi theo những dự đoán, họ và Pháp là 2 đội bóng có cơ hội lớn nhất để giành cúp. Trận đầu ra quân, Bỉ thắng lợi không mấy khó khăn trước một đội tuyển Nga chơi không thật sự chắc chắn với tỉ số 3-0. Trận tiếp theo, họ cũng thắng Đan Mạch để có vé đi tiếp. Ở trận đấu này, thậm chí bị dẫn trước, nhưng Bỉ đã biết cách vượt qua khó khăn để có thắng lợi với tỉ số 2-1 qua màn thể hiện chói sáng của Kevin De Bruyne.

Trong trận này, Bỉ bị Đan Mạch vươn lên dẫn trước. Mọi thứ xoay chuyển khi Kevin De Bruyne vào sân và trong 45 phút có mặt, tiền vệ Man City đã chứng tỏ giá trị của mình với 1 đường kiến tạo và 1 bàn thắng cho Bỉ. Tuy nhiên, để làm nên chuyện, Bỉ cần phải cải thiện rất nhiều, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh như trận gặp Đan Mạch. Cụ thể, hàng thủ thiếu tập trung ở những phút đầu nhập cuộc. Hàng thủ của họ cũng không ít lần hớ hênh, nếu may mắn hơn, Đan Mạch đã có thể ghi được nhiều hơn 1 bàn thắng.

Vấn đề tiếp theo là sự phụ thuộc quá nhiều vào De Bruyne. Sự phụ thuộc quá nhiều vào một cầu thủ nhiều khi chính là điểm yếu. Đội bóng tiếp theo cũng giành vé là Hà Lan, thậm chí họ còn chắc suất đầu bảng sau 2 lượt trận với thắng lợi 3-2 trước Ukraine và 2-0 trước Áo.

Đoàn quân của HLV Frank de Boer có lối chơi tương đối khoáng đạt, tuy nhiên, cũng như Ý, họ chưa gặp bài test nào thật sự. Chưa kể, ở ngoài cuộc của Euro 2016 và World Cup 2018 khiến các cầu thủ và huấn luyện viên của họ chưa được cọ xát ở những giải đấu lớn, đó sẽ là bất lợi không nhỏ khi thiếu kinh nghiệm.

Niềm tin và hoài nghi

Pháp và Bồ Đào Nha nằm ở bảng tử thần, nhiều người đã nghĩ 2 tấm vé đầu tiên sẽ giành cho họ khi chứng kiến màn thể hiện đầu tiên. Với Pháp, tưởng như Đức là thử thách, thì họ lại biết vượt qua “cỗ xe tăng” trong một thế trận có thể được coi là vượt trội. Mbappe thể hiện tốc độ, kỹ thuật thượng thừa, luôn có mặt đúng lúc, đúng chỗ; một Kante chắc chắn như những gì anh thể hiện trong suốt mùa giải vừa qua ở cấp câu lạc bộ; một Pogba vô cùng sắc sảo. Đó còn là sự chắc chắn gần như tuyệt đối của hàng hậu vệ với những Pavard, Kimpembe, Varane…

Bởi thế mà đội tuyển Đức trong suốt 90 phút không thể hiện được điều gì quá ấn tượng. Tuy nhiên, những điểm yếu của Pháp lại bị phơi bày ở trận gặp đối thủ kém hơn họ rất nhiều, dẫn tới Hungary chỉ có kết quả hòa.

Đội tuyển Anh lại gặp vấn đề sau khi truyền thông tâng bốc quá mức.Đội tuyển Anh lại gặp vấn đề sau khi truyền thông tâng bốc quá mức.

Vị trí hậu vệ phải của Benjamin Pavard và trung vệ Varane nhiều khi còn thiếu tập trung. Pogba lại trở thành nỗi thất vọng khi cứ chơi trận hay, trận dở. Trong khi ở hàng công, Mbappe dường như khó tìm được một đối tác ăn ý. Greizmann không còn hay như hồi World Cup 2018 để là đối trọng xứng tầm. Benzema hay Giroud thì dường như đã cứng tuổi, chậm chạp hơn, trong khi Mbappe lại quá nhanh, quá sung mãn.

Với Bồ Đào Nha, họ chơi rất hay trong trận gặp Hungary khi giành thắng lợi 3-0 với cú đúp của Ronaldo. Nhưng ngay ở trận gặp Đức, họ lại bị hoài nghi bởi phong độ kém ấn tượng và để thua tan tác. Ở trận đấu đó, nếu xét một cách khách quan, chỉ có Ronaldo là Diego Jota là còn chơi tạm được, còn lại chỉ là một cỗ máy rệu rã, chơi rất thiếu ăn ý. Đã thế, hàng thủ còn chơi rất tệ, và 2 bàn phản lưới nhà là sự phản ánh rõ rệt nhất. Thay vì có nhiều cơ hội đi tiếp, với trận thua tai hại trước Đức, Bồ Đào Nha lại phải tử chiến với Pháp để nuôi hy vọng giành vé đi tiếp.

Tiếp theo xin nói về đội tuyển Đức. Đức trở thành đội bóng khó đoán, bởi nói họ chơi hay cũng đúng, mà nói chơi chưa tốt cũng đúng. Họ có thể cực kỳ thăng hoa, nhưng cũng có thể chơi không ấn tượng. HLV Joachim Loew đã dẫn dắt những cỗ xe tăng tận 15 năm, quá cũ kỹ để có thể mang đến những khởi sắc về chiến thuật dù ông thừa kinh nghiệm. Đức cũng không có 1 tiền đạo cắm ấn tượng, cho nên việc ghi bàn lại phụ thuộc vào tuyến dưới. Cầu thủ rất được kỳ vọng của họ là Thomas Muller thì đến thời điểm này vẫn tịt ngòi ở các kỳ Euro, như một cái dớp khó có thể giải thích.

Một đội bóng cũng đang khiến khán giả lạc lõng giữa niềm tin và sự hoài nghi là đội tuyển Anh. Họ thắng Croatia ở trận ra quân, nhưng trận thứ 2 lại hòa lãng xẹt trước Scotland. Ở trận gặp Croatia, nói cho đúng, Anh cũng chẳng phải chơi hoàn toàn trên cơ đối phương, tuy nhiên, họ vẫn có được chiến thắng. Đáng tiếc, một lần nữa các cầu thủ Anh lại được truyền thông tâng bốc quá mức.

Thậm chí, có những bài viết theo kiểu “trên trời” rằng Kanvin Philips của họ bằng cả Kaka, Gattuso và Pirlo cộng lại. Trong khi nói thật, chỉ vươn lên đẳng cấp của 1 trong ba cái tên đó cũng là đủ cho Philips bước vào ngôi đền huyền thoại. Sau đó, như những gì đã biết, Anh trở lại với lối chơi rất thiếu gắn kết, phối hợp kém nhịp nhàng, nhất là ở chuyến giữa. Philips trở về với đẳng cấp vốn có của mình khi không thể kết nối được với tuyến trên, và chủ yếu đánh chặn. 2 cầu thủ được kỳ vọng nhiều nhất là Harry Kane và Sterling thì chưa có gì nổi bật cả.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.