EU thúc giục Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Chuẩn Đô đốc Ali Shamkhani của Iran (bên phải) gặp Cố vấn của Tổng thống Pháp Emmanuel Bonne tại Iran
Chuẩn Đô đốc Ali Shamkhani của Iran (bên phải) gặp Cố vấn của Tổng thống Pháp Emmanuel Bonne tại Iran
(PLVN) - Các cường quốc châu Âu vừa lên tiếng kêu gọi Iran đảo ngược động thái tăng cường làm giàu uranium. Pháp cũng đã cử phái viên đến Tehran để tăng cường nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Theo AFP, theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới, còn được gọi là JCPOA, các nước hứa hẹn nới lỏng trừng phạt, đem lại các lợi ích kinh tế và chấm dứt sự cô lập quốc tế với Iran để đổi lấy việc kiềm chế nghiêm ngặt chương trình hạt nhân của Tehran. Năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này, khiến nền kinh tế Iran gặp khó khăn. Hồi tháng 5 vừa qua, 1 năm sau khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, cứ sau 60 ngày, Iran sẽ rút lại các cam kết của nước này theo thỏa thuận. 

Đến ngày 8/7, Iran tuyên bố đã bắt đầu làm giàu uranium tới mức 4,5%, phá vỡ giới hạn theo thỏa thuận năm 2015. Trước đó 1 tuần, nước này thừa nhận đã vượt giới hạn 300 kg đối với kho dự trữ uranium làm giàu thấp. Iran nói rằng các động thái của nước này là nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Washington đã áp đặt đối với Tehran kể từ khi rút khỏi thỏa thuận một năm trước. Tehran cũng tuyên bố họ đã mất kiên nhẫn với việc các nước châu Âu không hành động sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp quốc – xác nhận, cho đến gần đây, Iran luôn tuân thủ các cam kết theo thỏa thuận nhưng đến nay đã vi phạm 2 trong số các thỏa thuận đó. 

Phản hồi các động thái của Iran, Liên minh châu Âu và các Bộ trưởng Ngoại giao của Pháp, Đức và Anh ngày 9/7 đã lên tiếng kêu gọi Tehran đảo ngược những việc vi phạm thỏa thuận và trở lại hoàn toàn tuân thủ JCPOA ngay lập tức. Cùng với đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cử cố vấn ngoại giao hàng đầu của mình là ông Emmanuel Bonne tới Tehran. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, nhiệm vụ của ông Bonnes là “cố gắng và thảo luận một cách cởi mở để tránh sự leo thang không kiểm soát, hoặc thậm chí là một sự cố”. Trong ngày 10/7, ông Emmanuel Bonne có cuộc gặp Chuẩn Đô đốc Ali Shamkhani - Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran và Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif để phục vụ cho các nỗ lực đó. Trước đó, Tổng thống Pháp cũng đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran để tìm hiểu về các điều kiện để nối lại đối thoại giữa tất cả các bên.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Mỹ gần đây đã phái một tàu sân bay, các máy bay ném bom và binh sỹ bổ sung tới Trung Đông để chống lại cái mà nước này cho là các mối đe dọa từ Iran. Hồi tháng trước, ông Trump tuyên bố đã ngừng một cuộc tấn công quân sự nhằm trả đũa vào Iran vào phút cuối sau khi Tehran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ. Các chuyên gia hiện lo ngại rằng một tính toán sai lầm trong cuộc khủng hoảng có thể bùng nổ thành xung đột mở. Hôm 6/7 vừa qua, ông Trump đã lên tiếng cáo buộc Iran đang “làm rất nhiều điều tồi tệ”, đồng thời cảnh báo rằng “Iran nên cẩn thận hơn” nhưng không nói rõ về những hành động mà Mỹ có thể xem xét. 

Chính quyền Mỹ ngày 9/7 cũng đã đưa hai nhà lập pháp Lebanon của Tehran vào danh sách đen trừng phạt nhưng đã không thực hiện đe dọa áp đặt các biện pháp tương tự đối với Ngoại trưởng Iran.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.