EU lo ngại dòng người tị nạn từ Afghanistan 'tiến sát biên giới'

Một gia đình Afghanistan đi sơ tán. Ảnh: AP
Một gia đình Afghanistan đi sơ tán. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quan chức Nội vụ của Liên minh châu Âu cảnh báo nên can thiệp trước khi những người tị nạn Afghanistan đến biên giới bên ngoài của Khối.

Bà Ylva Johansson, Ủy viên Nội vụ châu Âu, nói với Euronews chiều 25/8, "Tình hình cực kỳ đáng lo ngại. Chúng tôi biết Taliban có khả năng gì, vì vậy rất nhiều người đang gặp nguy hiểm ở Afghanistan: những người đấu tranh cho quyền phụ nữ, cho các quyền cơ bản, nhà báo, tác giả. Vì vậy, điều quan trọng là phải bảo vệ họ".

Bà cũng nói: “Chúng tôi đã rút ra bài học từ năm 2015 để không xảy ra một cuộc khủng hoảng di cư mới ở Liên minh châu Âu” và nhấn mạnh rằng các quốc gia thành viên không nên tự mình hành động đơn phương và thay vào đó hãy hành động như một khối thống nhất.

"Chúng ta không nên đợi cho đến khi có người tị nạn Afghanistan ở biên giới bên ngoài. Chúng ta phải can thiệp sớm hơn nhiều. Và tất nhiên, bao gồm cả vấn đề tài chính" - Ủy viên Nội vụ châu Âu nói.

Bà Ylva cho biết, số tiền này sẽ dùng để hỗ trợ khoảng 3,5 triệu người Afghanistan phải di dời và dễ bị tổn thương hiện đang ở trong nước .

Johansson cho biết EU nên hỗ trợ như nhau cho Cơ quan Người tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) và các nước láng giềng như Pakistan, Iran và Tajikistan, những quốc gia có khả năng trở thành điểm đến ngay lập tức nhất cho người tị nạn.

Cảnh báo của bà Johansson được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo G7 không thuyết phục được chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden gia hạn việc rút quân sau ngày 31/8.

Hàng nghìn người Afghanistan vẫn chờ một chuyến bay sơ tán ở sân bay Kabul. Ảnh: AP

Hàng nghìn người Afghanistan vẫn chờ một chuyến bay sơ tán ở sân bay Kabul. Ảnh: AP

Sau cuộc họp G7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố gói viện trợ nhân đạo cho Afghanistan trị giá 200 triệu euro. Đồng thời cũng cho biết một chương trình hỗ trợ phát triển trị giá 1 tỷ euro kéo dài nhiều năm đã tạm thời bị đóng băng cho đến khi có sự rõ ràng hơn về chính phủ mới của Taliban.

Trong những ngày gần đây, Josep Borrell, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU và Paolo Gentiloni, Cao ủy EU về kinh tế, đã đưa ra ý tưởng kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời, một đạo luật của EU năm 2001 chưa bao giờ được sử dụng.

Chỉ thị cho phép thành lập một hệ thống nhanh chóng để quản lý dòng người di cư bị do xung đột vũ trang, bạo lực phổ biến hoặc vi phạm nhân quyền có hệ thống.

Kế hoạch này dựa trên việc chia sẻ gánh nặng và "cân bằng nỗ lực" giữa tất cả các nước EU (ngoại trừ Ireland và Đan Mạch, những nước vào thời điểm đó đã sử dụng điều khoản chọn không tham gia) và có thể cấp bảo vệ tạm thời, bao gồm cả giấy phép cư trú, cho tối đa ba nhiều năm.

Tuy nhiên, bà Johansson không đồng ý và nói rằng cơ chế này "không phải là vấn đề của ngày hôm nay".

Một quy định năm 2020, được đưa ra dưới sự giám sát của Johansson, cho thấy Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời phải được điều chỉnh vì nó "không còn đáp ứng với thực tế hiện tại của các quốc gia thành viên" và việc kích hoạt nó gần như là không thể.

Thay vào đó, trọng tâm của EU nên tập trung vào làm việc với các quốc gia thành viên và các đồng minh bên ngoài, như Canada và Vương quốc Anh, những người sẵn sàng cung cấp nơi trú ẩn cho người dân Afghanistan cần được quốc tế bảo vệ.

Bà Johansson cho biết "rất nhiều" quốc gia EU đang "sẵn sàng đẩy mạnh tái định cư". Các bộ trưởng Nội vụ cùng với Ủy ban sẽ thảo luận về vấn đề này trong những ngày tới.

Tuy nhiên, một số người đứng đầu chính phủ, như Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và Thủ tướng Slovenia Janez Janša, đã thể hiện rõ sự phản đối của họ trong việc chào đón bất kỳ người tị nạn Afghanistan nào. Trong khi đó, Hy Lạp đang xây dựng một hàng rào dài 40 km trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để đề phòng một làn sóng người di cư tràn vào.

"Các quốc gia thành viên có quyền quyết định cách họ bảo vệ biên giới bên ngoài của mình và họ là người tốt nhất để đánh giá cách thực hiện điều đó", bà Johansson nói về sáng kiến ​​của Hy Lạp.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.