EU "đau đầu" đối phó khủng hoảng an ninh từ dòng người di cư

Những người di cư tại một trung tâm vận tải và hậu cần gần biên giới Belarus-Ba Lan, ở vùng Grodno, Belarus. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/11/2021).
Những người di cư tại một trung tâm vận tải và hậu cần gần biên giới Belarus-Ba Lan, ở vùng Grodno, Belarus. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/11/2021).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết các nỗ lực ngoại giao của Warsaw đang giúp giảm số lượng người di cư đến Belarus với hy vọng vào EU, nhưng Ba Lan và các nước láng giềng cảnh báo cuộc khủng hoảng biên giới còn lâu mới kết thúc.

Ông Morawiecki, phát biểu sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia tại Budapest, cho biết Ba Lan đã đàm phán với các chính phủ của Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và các nước khác.

Một phát ngôn viên của chính phủ đã tweet rằng ông Morawiecki sẽ gặp Tổng thống Pháp Emanuel Macron vào thứ Tư và truyền thông Ba Lan đưa tin về kế hoạch cho các cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh Boris Johnson để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư.

Trong khi đó, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) cho biết, EU cũng đang phối hợp với các đối tác ngoài EU - Hoa Kỳ, Canada và Anh để đối phó với thách thức di cư và khẳng định với Nghị viện châu Âu rằng, khối 27 quốc gia này đứng trên tinh thần đoàn kết với Ba Lan, Lithuania và Latvia.

Bà cho biết, để ngăn chặn những người trung gian vận chuyển người di cư đến Belarus, EU sẽ lập một danh sách đen các công ty du lịch liên quan đến buôn bán và buôn lậu người di cư. Theo Ủy viên EU Margaritis Schinas, nó sẽ cung cấp cho EU một công cụ pháp lý để đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động của các công ty, hoặc thậm chí cấm họ ra khỏi EU nếu họ tham gia vào hoạt động buôn người.

"Đây không phải là một cuộc khủng hoảng di cư, đây là một cuộc khủng hoảng an ninh", bà Schinas lưu ý. Theo EU, hơn 40.000 nỗ lực vào EU qua biên giới Belarus đã bị ngăn chặn vào năm 2021.

Những người di cư tại một trung tâm vận tải và hậu cần gần biên giới Belarus-Ba Lan, ở vùng Grodno, Belarus. Ảnh: Reuters (chụp ngày 23/11/2021).

Minsk đã dọn sạch các trại di cư ở biên giới và đồng ý thực hiện các chuyến bay hồi hương đầu tiên trong nhiều tháng vào tuần trước. Theo báo cáo của Minks hôm thứ Ba, khoảng 120 người di cư đã hồi hương vào ngày 22/11 và sẽ có thêm nhiều chuyến hồi hương người di cư tiếp theo.

Nhưng các nhà chức trách ở Warsaw cho biết các sự cố lặp lại ở biên giới cho thấy Minsk có thể đã thay đổi chiến thuật nhưng vẫn chưa từ bỏ kế hoạch sử dụng những người di cư chạy trốn khỏi Trung Đông và các điểm nóng khác như một vũ khí trong cuộc đối đầu với EU.

Stanislaw Zaryn, người phát ngôn của các cơ quan đặc biệt của Ba Lan, nói với các phóng viên: “Có nhiều nỗ lực lặp đi lặp lại để vượt qua biên giới và họ sẽ tiếp tục". Các nhà chức trách Ba Lan ước tính khoảng 10.000 người di cư có thể vẫn còn ở Belarus, tạo ra khả năng xảy ra các vấn đề khác.

Ông Lukashenko, người phủ nhận cáo buộc rằng ông đã gây ra cuộc khủng hoảng, cũng đã gây áp lực buộc EU và Đức nói riêng phải chấp nhận một số người di cư trong khi Belarus hồi hương những người khác, nhưng EU đã từ chối.

Các cơ quan nhân đạo cho biết có tới 13 người di cư đã chết ở biên giới, trong khu rừng ẩm ướt, lạnh giá với ít thức ăn hoặc nước uống khi mùa đông bắt đầu.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.