EU đạt thỏa thuận về áp thuế khí thải carbon dioxide với hàng nhập khẩu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau các cuộc đàm phán kéo dài suốt đêm, Liên minh châu Âu (EU) ngày 13/12 đã đạt được một thỏa thuận về áp thuế khí thải carbon dioxide đối với hàng nhập khẩu gây ô nhiễm như thép và xi măng.

Theo Reuters, các nhà đàm phán từ các nước EU và Nghị viện châu Âu đã đạt được thỏa thuận về luật áp đặt chi phí phát thải CO2 đối với nhập khẩu sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm và điện. Thỏa thuận đạt được vào khoảng 5h ngày 13/12, giờ Brussels.

Dự kiến, các công ty nhập khẩu những hàng hóa nêu trên vào EU sẽ được yêu cầu mua giấy chứng nhận để chi trả các chi phí liên quan đến lượng khí thải CO2.

Theo kế hoạch, thuế CO2 đối với các công ty nước ngoài và các ngành công nghiệp trong nước của EU sẽ áp cùng một mức chi phí.

Ông Mohammed Chahim, nhà đàm phán chính của Nghị viện châu Âu, cho biết thuế biên giới carbon sẽ đóng vai trò rất quan trọng đối với các nỗ lực của EU nhằm chống lại biến đổi khí hậu.

“Đó là một trong những cơ chế duy nhất mà chúng tôi có để khuyến khích các đối tác thương mại của mình khử cacbon cho ngành sản xuất của họ”, ông Chahim nói.

Mục đích của khoản thuế này là để ngăn chặn ngành công nghiệp châu Âu bị ảnh hưởng bởi hàng hóa rẻ hơn được sản xuất tại các quốc gia có quy định về môi trường yếu hơn.

Một số chi tiết về luật trên, bao gồm cả ngày bắt đầu có hiệu lực, sẽ được xác định vào cuối tuần này, trong các cuộc đàm phán liên quan về cải cách thị trường carbon của EU.

Đây là kế hoạch đầu tiên trên thế giới nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp châu Âu trong quá trình loại bỏ carbon.

Hiện tại, EU cấp giấy phép CO2 miễn phí cho ngành công nghiệp trong khối để bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài.

Tuy nhiên, EU đang có kế hoạch loại bỏ dần các giấy phép miễn phí đó khi thuế biên giới carbon được áp dụng theo từng giai đoạn, để tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.