"Em đi trẩy hội non sông"...

Tranh gốm lễ hội làng quê. ảnh PV.
Tranh gốm lễ hội làng quê. ảnh PV.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau một năm bận rộn với đồng ánh, buôn bán ngược xuôi… ra Giêng là bắt đầu một chu kỳ hội hè, thăm thú của người Việt. Thời gian vui chơi kéo dài đó khiến cho đời sống tinh thần của người Việt thật đa dạng và cuốn hút.

Hội hè miên man

Chúng ta nhớ một bức tranh làng Đông Hồ với nhan đề “Du xuân” có bốn câu thơ nôm đặc sắc: “Thái bình mở hội xuân/ Nô nức quyết xa gần/ Nhạc dâng ca trong điện/Trò thưởng vật ngoài sân”.

Theo nhà nghiên cứu sử học Trần Quốc Vượng thì hội xuân xưa có văn, có nghệ, có võ, có diễn và có thao: Đó là diễn chèo, tuồng, múa hat… Thao thì có đấu vật, kéo co, đua thuyền, hất phết..rồi bịt mắt bắt dê. Trai gái thì trao duyên, đánh đu, tung còn… người ta còn bày ra các trò chơi gắn liền với đời sống nông nghiệp như thi cày, cấy, dệt cửi, thổi cơm…

Mùa xuân ở một miền đất gắn với lúa nước là sự khởi đầu của chu kỳ năm tháng. Mùa Xuân cũng là mùa của tuổi trẻ rạo rực, phơi phới, hứa hẹn, đâm chồi nảy lộc. Nên người Việt rất coi trọng mùa xuân. Họ tạo nên không khí trang nghiêm của tín ngưỡng, nhưng bên cạnh đó là cảnh náo nhiệt của “hội hè miên man” kéo dài cả tháng trời mà dân gian gọi là “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Ai tham gia chơi hội? Tất nhiên là cả làng rồi, có già trẻ, trai gái… một cộng đồng vui vẻ, giao lưu thâu đêm suốt sáng “Có nam có nữ mới có xuân/Có xôi có oản mới nên phần!”.

Lý giải về việc ăn chơi kéo dài liên miên của người Việt, sử gia Trần Quốc Vượng cho rằng đó là: “Sau những tháng ngày dồn nén chồng chất của đời sống trần tục, đám đông dân làng (gồm đủ mọi thành phần) bước vào một thời kỳ sinh hoạt linh thiêng. Tâm hồn từng con người có lắng lại, nhưng không khí chung đâu có thiếu những giờ phút bột phát, cuồng nhiệt, phấn khích, sôi nổi. Cơn bồng bột tập thể không chỉ gây náo động giữa xóm làng yên ả, trong nhiều trường hợp còn dành những thời điểm trong diễn biến cho buông xả, thả lỏng cho bản năng tự biểu lộ đến là quá khích: bội thực, cuồng say…

Dẫu vậy, hội hè - đình đám thuở xưa vẫn chứa đựng một ý nghĩa tích cực, vẫn đáp ứng một nhu cầu thầm kín của người dân thôn xóm. Con người sống sâu xa trong kỷ niệm một thời lễ lạt đã qua, và chờ mong một thời lễ lạt sắp đến. Đó là nhu cầu thông cảm, nhu cầu cộng cảm. Đó là tình cảm cộng đồng” (Trần Quốc Vượng - Trong cõi, NXB Hội nhà văn, năm 2014).

Nhiều khi chúng ta thấy bất ngờ tại sao người Việt suốt ngày cặm cụi rộng đồng, chăm chỉ làm ăn toan lo nghèo khó, nhưng khi Tết đến Xuân về con người của họ thay đổi hoàn toàn. Họ sôi động hơn, thoả sức vui chơi, hào sảng hơn, dù đời thường rất chắt bóp… Con người họ mở hết năng lượng chào đón ngày xuân, năm mới với một tinh thần thả cửa tâm hồn. Sự hân hoan đó bùng nổ sau những tháng ngày bị dồn nén, cực nhọc… Bấy giờ chúng ta thấy cả tháng Giêng người Việt hầu như không làm việc, chỉ đi lễ, ăn chơi từ hội này đến hội khác, trai gái tha hồ hò hẹn, tán tỉnh, chọc ghẹo nhau. Quả là một không khí rất xuân: vội vã, nồng nàn, ấm áp, như Xuân Diệu đã viết: “Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!/ Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”.

Cái tình gái trai quấn quýt

Tranh Đông Hồ lễ hội. Ảnh PV

Tranh Đông Hồ lễ hội. Ảnh PV

Đọc lại bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, chúng ta thấy rộn ràng của người đi du xuân, của trai gái hẹn hò “Em mặc yếm thắm/Em thắt lụa hồng/ Em đi trẩy hội non sông/Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”. Cái tình đó sao mà đẹp vậy.

Chúng ta không còn thấy cái lam lũ của người Việt nữa, chỉ thấy sự ràng ngời sắc xuân khi tuổi trẻ tìm nhau. Sức sống đó bật lên tạo thành một môi trường sống động. Con người được tự do mở lòng mà không còn khép nép, sợ hãi nữa.

“Hỡi cô mặc cái yếm hồng,

Đi trong đám hội có chồng hay chưa?

Có cô mặc cái yếm xanh,

Đứng trong vườn quýt cho anh phải lòng!”

Nhà văn Vũ Bằng đã kể ra hàng loạt lễ hội mà nơi trai gái trao duyên, hẹn hò thầm kín. Bao nhiêu lời tán tỉnh khéo léo nhất, thanh niên nam nữ đều đưa ra hết và họ chơi đùa thả cửa, chơi bất cần luân lí của quan lại phong kiến đưa ra để giam giữ họ trong tù ngục của tình yêu: ở đâu cũng có hát ví, kéo co, đánh cờ người, đá cầu; ở Phủ Quỳ (Nghệ An), Lang Chánh (Thanh Hóa), Bảo Lạc (Hưng Hóa), trai gái dắt nhau đi chơi một đêm một ngày ở trong hang, thổi khèn, hát đúm, uống rượu, tung còn, tìm nơi thanh vắng để tỏ tình yêu thương mùi mẫn; ở Vĩnh Yên có thi vật; ở Bắc Ninh, Phú Thọ có món đánh phết; ở Tích Sơn (Hưng Hóa), làng Yên Đổ (Hà Nam) có trò đuổi lợn, đuổi cuốc trong ngày Tết; ở Thụ Cấm (Hà Đông) có thổi cơm thi, thổi xôi thi; ở Thanh Hóa có “Tết cơm cá”, ở hầu hết xứ Bắc có lễ “trâu”, lễ “tróc ngư”… Trong bất cứ cuộc vui nào, trai gái cũng kề vai sát cánh, với nhau mà không sợ ai dị nghị”.

Lễ đầu năm vừa phong phú, lại có sự kết nối với cha ông, đượm màu hương khói, lại có sự bộc phá, gợi mở… Phải chăng cái luân lý phong kiến đè nặng hằng ngày đã nhường chỗ cho lễ hội đầu năm, nơi mà gái trai được tự do yêu đương, được mô tả sự sinh nở của vùng văn hoá nông nghiệp.

Trò bắt chạch vốn là một trò chơi cổ cũng là sự khai phóng tâm hồn trai gái. Muốn dự cuộc chơi này, trai gái phải đi từng cặp, trai ôm lấy vai gái, gái quàng lấy cổ trai thắm thiết ân tình, còn một tay thì thò vào một cái kiệu để khoắng nước tìm chạch. Cặp nào bắt được chạch thì được thưởng nhiễu điều, trầu cau hoặc tiền.

Hội tung còn, hai bên trai gái xếp hàng chữ nhất, đứng cách nhau chừng vài mươi bước, một bên tung lên, bên kia bắt lấy, rồi lại tung trả lại. Bên nào không bắt được, bị coi là thua và phải tháo gỡ một vật gì mang trong người để đưa cho bên được. Có người thua quá phải tháo gỡ hết để đưa cho bên thắng… Nhưng sau chót, định đoạt xong được thua rồi, người được cũng trả lại đồ cho bên thua và cả hai bên cùng uống rượu say sưa trong một tình thương yêu bát ngát.

Trong cuốn Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng mô tả lễ hội độc đáo hết sức: “Hồi gần đây, những làng như Khúc Lạc (Phú Thọ) và Di Hậu (Hưng Hóa) giữ tục “rước cái nõn nường” trong những ngày tết cũng là nằm ở trong tinh thần khuyến khích đoàn kết, cầu nguyện cho sinh sản tăng gia, phồn thịnh.

Theo mấy cố lão ở Phú Thọ còn sống hiện nay thì vào một ngày tốt lành đầu năm - không nhất định ngày nào - các bậc đàn anh trong làng tổ chức một cuộc lễ nõn nường hết sức long trọng. Ta thường nói “ba mươi sáu cái nõn nường”. Thành ngữ ấy do ở đây ra. Nõn là bộ phận sinh dục của đàn ông, nường là bộ phận sinh dục của đàn bà. Trong cuộc lễ, dân làng để nõn và nường làm bằng gỗ lên kiệu rước, có nam đồng quan và nữ đồng quan đi giật lùi trước kiệu vừa đi vừa hát “Ba mươi sáu cái nõn nường; Cái để đầu giường, cái để đầu tay”. Cuối cùng, các vị chủ tế tung nõn nường lên trên trời, trai gái đổ xô ra cưởp, gái mà được cái nõn, trai mà được cái nường thì may mắn vô cùng và nếu có sự gì trục trặc hay không tổ chức được buổi rước vì nguyên nhân gì đó thì cả làng lo sợ vì có nhiều phần chắc chắn là năm ấy không may mắn”.

Lễ hội có nơi nguyện cầu nhớ thương tiên tổ, lại có vui chơi múa hát, thể thao, có may rủi, có trai gái hẹn hò, có những trò chơi “đáo để” mô tả sự sinh trưởng của giống nòi, lại có ăn uống no say… Đời sống vui như vậy sao mà dừng nổi, thế nên nhiều lễ hội kéo dài qua khỏi tháng Giêng...

Nhà nghiên cứu người Pháp Pierre Gourou khảo sát cho biết. Ở Đình Bảng (Bắc Ninh) có đến 80 ngày lễ công cộng hay bán công cộng trong năm. Ông cũng nhìn nhận rằng lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng rất đa dạng mang nhiều màu sắc tâm linh: “Ngoài những hội hè cúng thành hoàng làng, còn phải liệt vào lễ hội công cộng nhiều lễ hội trong năm để cầu thần xua đuổi bệnh tật đem lại bình an cho dân gọi là lễ cầu yên hay kỳ phúc… Những hội hè của nhóm hay của hội nhiều vô kể vì không nhóm nào hay hội nào mà không có những lễ hội riêng, kèm theo cỗ bàn ăn uống: hội của giáp của thôn, của tư văn… Những người già đến 60 tuổi phải làm cỗ mời những người già khác, các bà già cũng có cỗ bàn riêng…”.

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Đọc thêm

Mãn nhãn, ấn tượng chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

12 nhóm nhảy hội tụ chung kết bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024.
(PLVN) - Tối 30/4, các nhóm xuất sắc nhất trong và ngoài nước ở bảng quốc tế Dalat Best Dance Crew 2024 – Hoa Sen Home International Cup chính có cuộc đối đầu đầy kịch tính ở vòng chung kết, đem lại những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất cho khán giả có mặt tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)
(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears

Góc khuất sau ánh đèn của “công chúa nhạc pop” Britney Spears
(PLVN) - Britney Spears, sinh năm 1981, là ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ. Cô là biểu tượng nhạc pop từng đạt chứng nhận đa bạch kim và thắng Giải Grammy, là một trong những nghệ sĩ thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử ngành công nghiệp âm nhạc với hơn 100 triệu đĩa nhạc được bán ra trên toàn cầu.

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024

Đa sắc màu chung kết Dalat Best Dance Crew 2024
(PLVN) - Trước sức nóng của hơn 20 nghìn khán giả tại Quảng trường Lâm Viên, 18 đội thi của Bảng phong trào mở rộng Dalat Best Dance Crew 2024 - Hoa Sen Home International Cup đã cho khán giả và ban giám khảo thấy được sự đầu tư chỉn chu từ biên đạo, âm nhạc, trang phục.

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...