Êm đềm lời ru các dân tộc Việt

Lời ru theo mẹ lên nương, theo mẹ xuống núi, dệt nên những ước mơ ngọt ngào của trẻ nhỏ.
Lời ru theo mẹ lên nương, theo mẹ xuống núi, dệt nên những ước mơ ngọt ngào của trẻ nhỏ.
(PLVN) - Trong hát ru, lời ca thường lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng qua các thế hệ. Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những bài hát ru khác nhau, rất đa dạng về nội dung và điệu nhạc.

Bằng những lời ru êm ả, tha thiết, bên cánh võng, bên vành nôi, đung đưa trên đôi tay, địu trên vai trìu mến, thấm đượm tình cảm yêu thương, ngọt ngào của mẹ, của chị, của bà đã gieo vào tâm thức tuổi thơ những ký ức và hình ảnh tốt lành về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước.

Lời ru theo mẹ lên nương, theo mẹ xuống núi

Cũng như các làn điệu hát ru của các dân tộc anh em sinh sống trên dãy Nam Trường Sơn, các bài hát ru của người Raglai phản ánh cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của cư dân bản địa gắn bó với thiên nhiên, núi rừng, dạy con biết yêu núi rừng, yêu thôn xóm, yêu thương những người thân, ruột thịt, biết tránh cái ác, làm việc thiện.

Nội dung các bài hát ru cũng kể về nỗi vất vả của cha, của mẹ và hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Những tâm tư, tình cảm đó cứ êm đềm, mượt mà và trong veo như dòng suối, nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ, để mai này lớn lên, con sẽ mang đậm tâm hồn và bản sắc của dân tộc mình. Các bà mẹ Raglai thường ẵm con trên tay hoặc địu trên lưng để hát ru con ngủ khi lên rẫy.

Âm điệu của các bài hát ru lấy chất liệu từ dân ca Raglai làm nền tảng nên rất gần gũi với âm điệu, ngôn ngữ nói của người Raglai. Hát ru của người Raglai có phần đặc biệt hơn, bởi người Raglai rất ít nói, ít biểu lộ tình cảm qua lời nói mà chỉ bày tỏ lòng mình qua âm nhạc; bởi vậy, qua các bài hát ru, có thể nhận thấy một phần “hồn” Raglai trong đó.

Các bài hát ru Raglai không chỉ bộc lộ tình cảm yêu thương tha thiết với con, em mình, mà đôi lúc còn là hát cho chính mình, hoặc gửi gắm cho ai đó. Đặc biệt, người Raglai còn có 2 bài hát ru khá độc đáo mà các tộc người khác không có, đó là Hát ru bắp và Hát ru lúa. Người Raglai xem bắp như con trai và lúa là con gái.

Con gái là lúa bao giờ cũng quý hơn con trai bắp. Trong lời hát ru, lúa và bắp được thay thế bằng con trai, con gái: “Ơi mẹ ru con gái/ Ơi lúa, ơi con gái, con của mẹ đẹp thay/ Đến với mẹ ơi con gái/ Con ơi con gái con của mẹ/ con đã chịu đau đớn/ Con chịu đứng dưới nước, trên rẫy, ơi con gái/ Con đã chịu khổ để nuôi cha nuôi mẹ, nuôi anh em.

Hát ru ứ noọng nòn, vén noọng nèn, hai từ “nòn” hay “nèn” đều đồng nghĩa là ngủ, nhưng “nèn” biểu hiện sự trìu mến thân thương, ngôn ngữ phù hợp với tính cách ngộ nghĩnh, trong trẻo của trẻ thơ. Đây là thể loại dân ca phổ biến ở những nơi có dân tộc Tày cư trú, đặc biệt ở Cao Bằng. Những lời ru cổ thường rất tinh tế, dí dỏm, vừa hợp với tư duy trẻ thơ, vừa phản ánh khá rõ nét, cụ thể về nền văn minh lúa nước.

Các bài hát ru đều theo thể thơ 5 chữ, cấu trúc âm ngữ như đồng dao. Các bài hát ru của người Tày thường là những khúc ca ngắn nhưng thể hiện sinh động công việc của người Tày từ xa xưa như: làm nương rẫy, trồng cây dưa xen cây lúa, se sợi kéo chỉ, nhuộm chàm hay chăn nuôi gia súc... Hình ảnh con người trong bài hát là con người lao động và bài hát ru cũng là khúc hát ca ngợi người lao động. Những đứa trẻ lớn lên cùng với lòng tôn kính mẹ cha, tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, sống nhân ái, vị tha được nuôi dưỡng qua những lời ca đẹp đẽ từ thuở ấu thơ: “Ứ em ngủ

Ngủ kỹ ngủ say/ Ngủ chờ mẹ đi về/ Mẹ ra đồng lấy cá/ Mẹ ra ruộng bắt muỗm/ Được mẹ muỗm miệng hồng...”.

Giấc mộng ngọt ngào theo con suốt chặng đường đời

Hát ru gắn với câu chuyện ấm áp, cảm động về tình mẫu tử của người dân tộc Mường. Theo lời kể của các già làng, xa xưa, ở một làng Mường nọ, có người mẹ trẻ đi làm nương từ sáng sớm phải để đứa con nhỏ ở nhà nhờ “Mệ khà” (mẹ già) trông giúp. Thiếu hơi ấm của mẹ, đứa trẻ khóc mãi không thôi. Thương cháu, không biết làm thế nào, mẹ già mới lấy chiêng ra đánh để gọi con dâu về.

Tiếng chiêng vọng qua nhiều cánh rừng đến tai người mẹ trẻ đang mải miết lao động. Người mẹ trẻ vội vã trở về nhà, ôm đứa con thơ dại vào lòng và cất lên tiếng à ơi ru hời quen thuộc. Đứa trẻ nghe tiếng ru ngọt ngào thì thôi khóc và chìm vào giấc ngủ say. Lời ru vang vọng câu ca: “À à ơi/ Mẹ còn đi cấy đường xa chưa về/ Bắt được con trắm, con trê/ Đem về nấu nướng cho con ăn”.

Cứ thế, hát ru theo mẹ và con lên nương, cùng mẹ và con xuống núi. Những câu hát gần gũi, mộc mạc thể hiện sâu lắng tình cảm của người mẹ dành cho con. Bởi từ lời bài hát ru luôn hướng tới những điều tốt đẹp, những giá trị cao quý, bồi đắp thêm tâm hồn thơ dại của con trẻ, cho con trẻ biết thêm bao điều thú vị của cuộc sống.

Những lời ru của người Tà Ôi thường theo lối ứng tác thường là những khúc ca ngắn nhưng thể hiện sinh động công việc của đồng bào từ xa xưa như: làm nương rẫy, săn bắn, se sợi kéo chỉ, dệt zèng... Hình ảnh con người trong bài hát là con người lao động và bài hát ru cũng là khúc hát ngợi ca tinh thần lao động.

Từ xưa, hát ru của người Tà Ôi theo mẹ và con lên nương, cùng mẹ và con xuống núi. Những câu hát gần gũi, mộc mạc thể hiện sâu lắng tình cảm của người mẹ dành cho con. Bởi từ lời bài hát ru luôn hướng tới những điều tốt đẹp, những giá trị cao quý, bồi đắp thêm tâm hồn bé thơ của con trẻ, cho con trẻ biết thêm bao điều thú vị của cuộc sống: “Ru con con ngủ cho ngoan cho ấm ơi con, con ngủ cho ngoan con ơi/ Để mẹ lên rừng, lên núi, lên hái quả hái rau, đốt ong/ Ơi con ơi…ơi…ơi sau này khôn lớn con học hành giỏi giang, trở thành người có ích cho buôn làng/ Ru con con ngủ cho ngoan để mẹ đan, mẹ dệt cho con để con có quần áo đẹp để mặc, à ơi con ơi ngủ ngoan con ơi”.

Cuộc đời con người không thể ghi hết những câu ca mẹ hát nhưng nhờ đó mà bao người con đã lớn lên và trưởng thành.

Nếu người Tày mở đầu lời hát bằng “éo éo noọng noòn đắc noòn nhăm...”, người Kinh bắt đầu bằng “à a à ơi, con ơi con ngủ cho ngoan…” thì người Dao Thanh Y bắt đầu bằng “ồ ô ối, ô ồ ối…”.

Tuy nhiên, dù là khác nhau ở âm ngữ, nhưng những câu hát ru của người Dao cũng mang tính chất giáo dục con cái về đạo lý làm người, về ca ngợi khí thế hăng say lao động sản xuất, ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Trong cuộc sống hằng ngày, người Dao chúng tôi luôn yêu thương đùm bọc nhau. Người Dao thường dùng những lời ru, tiếng hát để tạo động lực, khích lệ trẻ nhỏ luôn nâng cao ý trí kiên cường.

Đồng bào Thái có tục gội đầu mỗi độ xuân về. Phong tục gội đầu, chải đầu đã trở thành một nghi thức thiêng liêng, mang nhiều ý nghĩa giáo dục. Trong lời hát ru khi đứa trẻ còn nhỏ, người Thái vừa ru, vừa hát lại vừa truyền dạy cho đứa trẻ cách chải đầu và chải làm sao để rũ bỏ mọi bụi bặm, tránh xa những côn trùng và những điều xấu xa trong cuộc sống.

Đó là những triết lý giáo dục mà người Thái Tây Bắc gửi gắm qua những khúc hát ru, dành cho con trẻ. Lời ru dạy chải đầu nhưng cũng là lời dạy bé tránh các thói xấu tật hư mà người đời thường mắc phải như làm bậy, lười biếng hay trộm cướp. Đó chính là những lời dạy đạo lý làm người.

Lời ru chải đầu có nội dung răn dạy không được làm những việc bậy trong bản, trong làng, hình thành những đức tính tốt cho trẻ như chăm làm, biết chủ động trong công việc, không trông chờ, ỷ lại vào người khác: “Chải chải - bảo bảo/Tóc bạc đầu chớ lười/Đến bản đừng đùa chó/Muốn ăn cá đi súc/Muốn ăn nhộng tằm trồng dâu...”.

Ngay từ lúc mới sinh ra, trẻ em người Mông đã được đắm mình trong cái nôi văn hóa cộng đồng với những điệu ru dân ca nói về cuộc sống, xây dựng bản làng. Những bài hát dân ca không chỉ thể hiện bằng lời, mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc cụ như: Sáo, khèn, kèn lá, đàn môi. Những câu hát trong bài “Công ơn cha mẹ”: “Nơi ở của người Mông cheo leo núi cao. Tay với đến mặt trời, mặt trăng, gần chân mây. Nơi mà từ những kẽ đá cũng mọc ra hạt ngô căng mẩy… nơi mà khó khăn mọi người vẫn vui cười, vui hát…”.

Khác với người Kinh, hát ru của người Cao Lan không phải là những bài ca, câu ca ngắn mà là những bài hát dài, có kết cấu của một bài dân ca. Lời thơ, nhịp thơ tự do với làn điệu đằm thắm du dương, ru em bé vào giấc ngủ say nồng. Mở đầu thường là cụm từ “Ú núng nờn...” tương tự như “À ơi em ngủ cho ngoan” trong hát ru của dân tộc Kinh.

Hát ru của người Cao Lan không có nhiều bài nhưng giàu giá trị nhân văn và đậm chất trữ tình. Dân tộc Cao Lan còn có một vốn ca dao khá phong phú. Cuộc sống khốn khó của người dân Cao Lan thời phong kiến xưa, được hiện lên rất chân thực trong các lời: “Mưa lác đác, con gà bới cối/ Người khó, người nghèo đi làm thuê/ Cái cum lúa chắc, họ không cho/ Bắt lấy cum lép, nhớ suốt đời”.

...Trong mỗi bài hát ru ẩn chứa biết bao điều về đời sống, văn hóa và phẩm chất con người. Ru trẻ nhưng thực chất là truyền vào tâm hồn trẻ những điều tốt đẹp. Với đồng bào dân tộc, đó là điều cần thiết và quan trọng, họ coi lời hát ru là phương tiện để gieo mầm tốt trong tâm hồn mỗi đứa trẻ, để khi lớn lên, chúng sẽ sống thuận với thiên nhiên, con người và bản làng. Những lời ru đã dệt nên những ước mơ về sự no ấm, sung túc và hạnh phúc. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.