Ê chề, đau đớn “hậu ly hôn”

Với nhiều người, việc “đáo tụng đình” để ly hôn là một điều cực chẳng đã và ám ảnh suốt đời. Thế nhưng, với một số người khác, dường như lần ra tòa đó vẫn… chưa đủ, nên họ còn cố tình có những hành vi phạm tội, thiếu văn hóa, kém đạo đức khi đã ly hôn để một lần nữa gặp “được” gặp mặt chồng/ vợ cũ tại tòa.

Với nhiều người, việc “đáo tụng đình” để ly hôn là một điều cực chẳng đã và ám ảnh suốt đời. Thế nhưng, với một số người khác, dường như lần ra tòa đó vẫn… chưa đủ, nên họ còn cố tình có những hành vi phạm tội, thiếu văn hóa, kém đạo đức khi đã ly hôn để một lần nữa gặp “được” gặp mặt chồng/ vợ cũ tại tòa.

Ly hôn rồi vẫn đánh vợ, chửi chồng

Công an xã Nghi Phú, TP Vinh mới lập hồ sơ để xử lý vụ việc anh Hoàng Minh T. đánh đập gây thương tích với vợ cũ là chị Trần Thị Huyền và phá hỏng xe máy của chị. Cưới nhau từ năm 2009, sau nhiều mâu thuẫn trong tình cảm, đến tháng 7/2012, anh Hoàng Minh T. và chị Trần Thị Huyền đưa nhau ra toà ly dị.

Ngày 19/11, chị đang trên đường đi làm về nhà gặp chồng cũ cầm gậy đi xe máy đuổi theo từ đằng sau. Đuổi kịp, anh T. bước xuống xe rồi xông tới cầm gậy đánh liên tiếp vào mặt, tay, chân và lưng vợ cũ, mặc dù vẫn biết chị đang mang bầu tháng thứ 4.

Anh ta còn đập nát cả chiếc xe Wave của chị Huyền và cướp cả chiếc điện thoại di động mà chị đang sử dụng.

Theo lời chị Huyền, kể từ sau khi ly hôn, anh T. thường xuyên gọi điện buông lời chửi bới, đe doạ và đòi đánh đập chị Huyền. Thậm chí, anh ta còn gọi điện tới Bệnh viện Nhi Nghệ An là nơi chị Huyền đang làm việc để yêu cầu đuổi việc chị Huyền.

Có một dạo cư dân mạng xôn xao trước hàng loạt video của một người đàn ông bí ẩn, ghi hình ảnh đủ loại xế sang tranh thủ đi “nghỉ trưa” ở khắp Hà Nội. Tự phong cho mình chức “hiệp sĩ trị ngoại tình”, nhưng thực chất của vấn đề theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: “người tung video là nạn nhân của ngoại tình và sự phản bội. Những biến cố lớn đó đã làm cho anh ta vô cùng đau khổ. Nó chính là động cơ dẫn đến việc làm như chúng ta đã thấy với mục đích trả thù tất cả những kẻ ngoại tình hay có thể hiểu là một cách “trả thù đời”.

Trong cuộc sống ngày thường, không hiếm gặp những người mẹ dạy con lăng mạ cha, ghét cha sau khi ly hôn và cũng từng có trường hợp người vợ cũ xông vào giữa lúc hôn lễ đang tiến hành làm náo loạn, cô dâu, chú rể chạy tan tác như một đám cưới ở Hà Nội trước đây…

Nguyên nhân từ quan niệm xã hội

Thống kê về ly hôn cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân (trong khi ở Nga là 3,36, Trung Quốc là 0,79, ở Thái Lan là 0,58). Theo số liệu thống kê ở TP HCM, có khoảng 40% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly dị. Nếu so sánh với Mỹ là 49% (cao nhất thế giới) và phần lớn các nước phát triển là khoảng 40%, thì con số đó không khiêm tốn gì. Thế nhưng, văn hóa ly hôn của người Việt thì lại quá “khiêm tốn”.

Nuôi dưỡng “văn hóa hậu ly hôn” bằng uy lực của luật pháp

“Trong thực tế các cuộc ly hôn ở những nước phát triển rất nhẹ nhàng một phần do văn hóa ly hôn, phần nữa là do sự chặt chẽ, nghiêm minh pháp luật.

Ở nước ta, người mẹ được tòa xử cho quyền nuôi con, nhưng chồng cũ đến đón con mang đi mất đành đệ đơn xin tòa án can thiệp tiếp.

Vị thẩm phán nghĩ một lúc vẫn chẳng hết phân vân: “Bây giờ chúng tôi có thể huy động lực lượng đến cưỡng chế đòi lại con cho chị nhưng vài hôm anh ta lại đến cổng trường đón con về thì làm thế nào?”.

Bạn tôi, một chuyên gia người Úc, biết chuyện đã rất ngạc nhiên: “Nếu ở nước tôi, anh ta bị khép vào tội bắt cóc trẻ con và chắc chắn đi tù”.

Chỉ cần vi phạm chế độ phụ cấp nuôi con sau ly hôn, tòa án đã can thiệp ngay để bảo vệ quyền lợi của người nuôi và của đứa trẻ. Hành vi của những người đã ly hôn còn quay lại quậy phá người cũ, pháp luật cũng chẳng bỏ qua.

Chính vì luật pháp của họ có uy lực như thế nên người dân có muốn làm bậy cũng không dám”.

(Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa)

Lý giải cho sự “khiêm tốn” này, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho rằng, đó là hệ quả của việc ly hôn chưa từng xuất hiện trong xã hội phong kiến ngàn năm khi người đàn ông được quyền năm thê bảy thiếp.

Hay cách đây vài chục năm, trong thời bao cấp, ly hôn vẫn còn là chuyện hiếm, khi dư luận xã hội vẫn nhìn họ như những tội đồ. Từ đó phát sinh tâm lý khi “ván đã đóng thuyền”, dù gì thì vẫn cứ cố mà chịu đựng nhau bởi lời răn đe “đừng bôi gio trát trấu vào mặt bố mẹ", bởi nỗi xấu hổ, ê chề khi phải đối mặt với sự ác cảm, định kiến của cộng đồng.

“Thực trạng hiện nay cho thấy khoảng 70% đơn ly hôn do phụ nữ đứng tên. Với không ít những ông chồng trong đầu còn chất nặng tư tưởng phong kiến và thói gia trưởng, đó là một sự xúc phạm. Và giống như con thú bị thương, họ sẽ hung hãn trả thù với không ít hành động vừa phi đạo đức, vừa trái pháp luật như bạo hành, lăng nhục vợ con... mà đôi khi pháp luật cũng khó can thiệp kịp thời”, ông Trịnh Trung Hòa nhấn mạnh.

Thay đổi – tại sao không?

Có nguyên nhân từ nền tảng quan niệm xã hội và đè nặng từ đời này sang đời khác thế nên việc lớp trẻ ngày nay không tiếp thu được chút gì về văn hóa ly hôn, dẫn đến hành xử phần nhiều theo bản năng – là chuyện không hiếm gặp. Vậy có thay đổi được quan niệm này không?. Câu trả lời là có.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, văn hóa ly hôn được hình thành và nuôi dưỡng chính nhờ cách hành xử của hai bên thời hậu ly hôn: bạn bè hay thù địch. Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Kim Hương (Q.Bình Thạnh) biết chồng ngoại tình, chị ly hôn. Nhưng khi chồng cũ hỏi “có cần hỗ trợ gì không?”, dù vẫn còn đau đớn do bị chồng phản bội, nhưng chị vẫn muốn cho con có cha nên nén cái "tôi" để bàn bạc với chồng chuyện nuôi dạy và cấp dưỡng cho con.

Nhờ sự hiểu biết của người mẹ, từ đó đến nay các con chị vẫn đều đặn hưởng sự chăm sóc về vật chất và tinh thần của cha.

Trên màn ảnh cả nước đang công chiếu bộ phim "Divorce Invitation" (tên tiếng Việt là "Vợ yêu và triệu đô") lấy cảm hứng từ một đề tài ly hôn có văn hóa. Qua những tình tiết trong bộ phim, một thông điệp mang đậm tính nhân văn về hôn nhân và hạnh phúc gia đình và ứng xử có văn hóa giữa người với người đã được đạo diễn khéo léo gửi tới người xem.

Còn chúng ta, “nếu hành xử văn hóa với nhau thì hình ảnh đẹp của người xưa vẫn hiện diện và nhiều ông bố, bà mẹ không phải vất vả gửi đơn kiện khắp nơi với nỗi khao khát: được quyền thăm hay nhận được trợ cấp nuôi con”, đó là tâm sự rất thật của một “người trong cuộc”.

Linh Thụy

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.