Duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum tầm nhìn đến năm 2050

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới ký Quyết định 1756/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, phạm vi lập quy hoạch tỉnh Kon Tum bao gồm toàn lãnh thổ tỉnh Kon Tum với diện tích tự nhiên 9.677,3 km2; 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Kon Tum và các huyện: Đăk Hà, Đăk Tô, Đăk Glei, Sa Thầy, Ia H'Drai, Ngọc Hồi, Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông.

Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Kon Tum trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững và công bằng dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu đưa tỉnh trở thành một trong những tỉnh trung bình khá của cả nước; là vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước; là trọng điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực gắn với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch Măng Đen. Kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của vùng, cả nước, khu vực quốc tế thuộc tiểu vùng Mê Công, các nước láng giềng và ASEAN.

Cũng theo Quy hoạch, tiếp tục phát triển tỉnh Kon Tum theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đô thị và nông thôn. Trong đó, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; đô thị thông minh và nông thôn mới giàu bản sắc là trọng tâm; công nghiệp xanh và hệ thống đô thị có quy mô lớn là mối quan tâm hàng đầu.

Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo; phát triển kinh tế rừng gắn với phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; có mối quan hệ liên kết phát triển mật thiết với các tỉnh lân cận trong vùng và cả nước; bền vững về môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Về mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, Kon Tum phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt trên 9,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng trên 110 triệu đồng/người.

Cùng với đó, cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 18 - 17%, công nghiệp - xây dựng khoảng 33 - 35% và dịch vụ khoảng 43 -45%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 3% - 4%/năm.

Về đột phá ở các ngành, lĩnh vực kinh tế, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.

Phát triển du lịch với nhiều loại hình theo định hướng "ba quốc gia, một điểm đến"; sản phẩm dịch vụ với trọng tâm là du lịch sinh thái, nông nghiệp; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch chuyên đề khác. Tập trung phát triển hạ tầng Khu du lịch sinh thái Măng Đen đạt các tiêu chí của Khu du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia và là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.

Phát triển kinh tế đô thị - công nghiệp - dịch vụ dựa trên tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm (đô thị, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ).

Phát triển các chuỗi sản phẩm chủ lực của tỉnh trong liên kết vùng, bao gồm: Chuỗi giá trị ngành hàng nông lâm sản chủ lực gắn với chế biến; chuỗi giá trị năng lượng tái tạo; chuỗi giá trị ngành hàng khai khoáng.

Về đột phá về không gian lãnh thổ, phát triển 03 trung tâm đô thị động lực: (i) Đô thị trung tâm (thành phố Kon Tum và các đô thị vệ tinh, cửa ngõ); (ii) Trung tâm đô thị phía Bắc (Ngọc Hồi - Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y); (iii) Trung tâm đô thị phía Đông (thị trấn Măng đen và Khu du lịch sinh thái Măng Đen).

Phát triển 03 hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị động lực chủ đạo gồm: (i) Hành lang đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14) và cao tốc Bắc Nam; (ii) Hành lang quốc lộ 24 và cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum; (iii) Hành lang quốc lộ 40B.

Theo quy hoạch, phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó với ngành công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: Chế biến; khai khoáng; sản xuất vật liệu xây dựng; năng lượng; tiêu dùng và xuất khẩu. Điều tiết tăng trưởng bền vững, duy trì sản phẩm quan trọng, chuyển dần từ gia công đơn đoạn sang sản xuất tuần hoàn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp.

Với công nghiệp chế biến Nông - lâm - thủy sản và dược liệu, tập trung vào các ngành hàng có tiềm năng lợi thế về vùng nguyên liệu chế biến như cà phê, cao su, cây ăn quả, dược liệu (đặc biệt là sâm Ngọc Linh), rau, hoa xứ lạnh, thủy sản nước ngọt... gắn với các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn của tỉnh và của vùng.

Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ để thúc đẩy nông nghiệp như chuỗi sản xuất và chế biến phân bón hữu cơ - sinh hóa phẩm an toàn trồng trọt; chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng công nghiệp - bán công nghiệp hiện đại.

Với công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo hiệu quả, bền vững, cân bằng các lợi ích kiểm soát được các biến dạng do khai khoáng như: xói mòn, sạt lở, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt. Phát triển khai khoáng kết hợp chế biến sâu, đa dạng sản phẩm cho kinh tế tuần hoàn; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu;....

Cùng với đó, phát triển du lịch theo hướng chất lượng cao và bền vững. Hình thành các khu du lịch trọng điểm gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, khu du lịch sinh thái Măng Đen và thành phố Kon Tum. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao trên cả nước, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Biệt thự cổ Nơ Trang Long tuổi đời hàng trăm năm đã bị tháo dỡ trong sự tiếc nuối của giới kiến trúc vào nhiều năm trước. (Ảnh: TL)

Đi tìm vẻ đẹp xưa giữa nhịp sống hiện đại

(PLVN) - Nhắc đến TP Hồ Chí Minh, người ta thường nghĩ ngay đến một đô thị sầm uất với nhịp sống hiện đại, những tòa nhà cao tầng chọc trời và ánh đèn rực rỡ không bao giờ tắt. Thế nhưng, giữa dòng chảy không ngừng nghỉ ấy, có một thành phố khác âm thầm hiện hữu, nơi những câu chuyện lịch sử được lưu giữ qua từng di tích, từng công trình.
Ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) thông tin tại Diễn đàn.

Bộ Xây dựng lý giải hiện tượng 'sốt giá' bất động sản

(PLVN) - Ngày 27/11, tại Diễn đàn "Phát triển bền vững thị trường bất động sản", lãnh đạo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường bất động sản cuối năm đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, hứa hẹn mở ra một chu kỳ phát triển mới, đồng thời lý giải nguyên nhân hiện tượng 'sốt giá' hiện nay.
Ảnh minh hoạ.

Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới

(PLVN) -  Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

Cần Thơ sắp có thêm trung tâm thương mại nghìn tỷ

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Dương Tấn Hiển vừa ký ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng Aeon Mall Cần Thơ (Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ). Dự án có tổng vốn đầu tư là 5.400 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ.

Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện 117/CĐ-TTg ngày 18/11/2024, yêu cầu UBND các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân ngay với các nguồn lực được hỗ trợ, huy động để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Ảnh minh họa

Hà Nội rà soát các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, bỏ hoang để chống lãng phí

(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới có Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Ảnh minh hoạ.

Tín hiệu đáng mừng từ TP Hồ Chí Minh

(PLVN) -  Báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) quý III năm 2024 cho chúng ta thấy nhiều tín hiệu đáng mừng.
Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

Dọc metro, Vành đai 3 sẽ có 11 đô thị nén

(PLVN) -  11 vị trí dọc nhà ga metro, Vành đai (VĐ) 3 dự kiến được TP HCM thí điểm mô hình TOD giúp khai thác tốt quỹ đất, chỉnh trang đô thị, phát triển giao thông công cộng. Kế hoạch triển khai các khu vực TOD tại các dự án trên vừa được UBND TP đưa ra sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép TP thí điểm một số cơ chế đặc thù để thực hiện.