Dứt bỏ lòng tham, đoạn trừ nghiệp ác

Dứt bỏ lòng tham, đoạn trừ nghiệp ác
(PLVN) - Lòng tham giống như cái túi không có đáy, dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng chính bởi lòng tham đó mà con người cứ mãi chạy theo dục vọng và dục vọng phóng đại lòng tham. Nếu không biết tiết chế, kìm nén nó thì chắc chắn con người sẽ rơi vào tai họa. Vì như Phật đã nói, lòng tham nổi lên, phúc đức tiêu tán. 

Câu chuyện về tên cướp từ bỏ lòng tham 

Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, người mà nó tin rằng rất giàu có, dự định đến khuya sẽ nắm đầu ông bác sĩ và bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ.

Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi. Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết.

 

Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”. “Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông”, bác sĩ đáp lại. Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông.

Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”. Tên cướp ấy dù tham lam tàn ác nhưng may mắn đã nhận ra rằng “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Nếu không nhận ra điều ấy, có thể hôm đó tên trộm ấy đã gây ra nghiệp ác tày trời.

Mất đi phúc đức vì lòng tham

Lại có câu chuyện khác, ông Trương và Lãnh Khiêm là đôi bạn thân. Ông Trương dạy học ở một trường tư, thu nhập không nhiều, sống cuộc sống khá bần hàn. Còn Lãnh Khiêm là một phú hộ giàu có, nhưng đối xử hòa nhã với mọi người, thích bố thí hành thiện. Trương tiên sinh trong lòng có chuyện gì, đều bộc bạch với Lãnh Khiêm. Một hôm, Lãnh Khiêm đến thăm, nhìn thấy ông Trương mặt mày ủ dột bèn ôn tồn hỏi xem ông có chuyện gì? Trương tiên sinh lúng túng, lắc lắc đầu. Lãnh Khiêm nắm chặt tay ông ân cần bảo, hãy cứ nói ra, biết đâu mình có thể giúp được.

Ông Trương ngập ngừng hồi lâu liền can đảm nói nhỏ rằng: “Lúc nãy ra phố, nhìn thấy sạp trái cây có bán trái vải, nước miếng của tôi chảy không ngừng, nhưng mà, trong túi của tôi lúc đó lại không có lấy một đồng xu nào, thích ăn lắm nhưng chẳng có cách nào?”. Lãnh Khiêm nghe bạn nói vậy, nghĩ ngợi một hồi, nói rằng: “Tôi có thể mời huynh ăn trái vải, huynh hãy đi chuẩn bị cho tôi một cái chậu sạch và một tấm vải”. Ông Trương chuẩn bị xong xuôi, Lãnh Khiêm liền đặt cái chậu lên trên bàn, lấy tấm vải đậy cái chậu lại.

Lãnh Khiêm nhắm nghiền mắt lại, trong miệng niệm câu chú, niệm được một hồi, kéo tấm vải ra, quả nhiên trong chậu đã đựng đầy trái vải vừa đỏ vừa lớn. Lãnh Khiêm nói: “Huynh ăn đi!”. Ông Trương như bắt được báu vật, liền bóc lấy một trái bỏ vào miệng. “Oa! Thật sự rất thơm ngon!”. Trương tiên sinh ăn luôn miệng hết trái này đến trái khác, trong lòng nghĩ thầm: “Nếu như đã có thể biến ra trái vải, vậy thì nhất định còn có thể biến ra những thứ khác nữa”.

Ông Trương ăn hết trải vải xong, lấy giọng điệu thương cảm nói với Lãnh Khiêm rằng: “Lãnh Khiêm, huynh đã có thể biến ra được nhiều trái vải ngon miệng như vậy, vậy thì nhất định có thể biến ra tiền bạc được chứ! Bây giờ tôi thật sự khổ đến chịu hết nổi rồi, mong huynh hãy biến chút ngân lượng tặng cho tôi được không!”. Lãnh Khiêm không nỡ từ chối lời thỉnh cầu của bạn bèn nhận lời giúp đỡ.  Lãnh Khiêm nói tiếp rằng: “Đời trước, huynh cũng từng là một đại phú ông, nhưng bởi quá tham lam, đã dùng hết rất nhiều thứ, rất nhiều cơ hội mà ông trời ban cho, vậy nên đời này mới chuyển sinh thành người nghèo khổ, nhưng mà, nếu như huynh có thể không khởi tâm tham lam nữa, tôi có thể giúp đỡ giúp đỡ huynh một chút”.

Trương nghe xong liền chỉ tay lên trời thề rằng: “Tôi nhất định sẽ không làm kẻ tham lam nữa”. Lãnh Khiêm nhắc nhở Trương rằng: “Tuyệt đối không được có niệm đầu tham lam. Nếu như huynh có niệm đầu tham lam, nhất định sẽ gặp phải báo ứng càng nghèo khổ hơn, thậm chí còn có thể liên lụy đến tôi nữa”. Trương năm lần bảy lượt bày tỏ ra mình không có ý nghĩ tham lam trong đầu khiến Lãnh Khiêm yên tâm.

Lãnh Khiêm cầm bút, vẽ một cánh cửa lên trên bức tường, rồi nói với Trương rằng: Mở cánh cửa này ra, sẽ nhìn thấy rất nhiều vàng bạc. Những lúc huynh cần tiền tiêu xài, hãy lấy phần mà huynh cần dùng đến, tuyệt đối không được lấy quá nhiều. Nếu như làm đúng theo như lời tôi dặn, đời này kiếp này huynh sẽ không phải lâm cảnh túng thiếu. Còn nếu như huynh không nghe lời của tôi, lấy quá nhiều vàng bạc, nhất định sẽ rước lấy phiền phức.

Lãnh Khiêm căn dặn thêm mấy lần nữa, Trương đều hứa rằng bản thân sẽ không khởi tâm tham lam, Lãnh Khiêm mới yên tâm trở về. Lãnh Khiêm vừa mới đi khỏi, ông Trương hiếu kỳ đẩy cánh cửa ra, quả nhiên đập vào mắt là vô số vàng thỏi sáng lóa. Lúc này Trương liền quên mất lời dặn của Lãnh Khiêm, nhét đầy số vàng vào túi, còn cởi áo ra bọc lại. Nhưng vừa muốn rời đi thì có người la lên: “Có trộm! Có trộm!”. Trương hoảng hốt bỏ vàng lại, ba chân bốn cẳng bỏ chạy, nhưng đã quá muộn, quan sai đã đuổi theo kịp, bắt lấy Trương.

Quan huyện quát mắng Trương tiên sinh: “Quan khố canh phòng nghiêm ngặt, nhà ngươi làm sao có thể lén lén vào được”. Trương tiên sinh vừa nghe nói là ngân khố của quốc gia, sợ đến mất cả hồn vía, thế là liền thành thật nói ra tiên thuật của Lãnh Khiêm. Quan huyện liền hạ lệnh cho sai nha bắt Lãnh Khiêm đến. Lãnh Khiêm nhìn thấy có sai nha đến nhà, đoán chắc rằng Trương tiên sinh đã gây họa, liên lụy bản thân mình, ông phục tùng đi theo sai nha về nha môn.

Nhưng vì không còn mặt mũi nào nhìn mặt quan huyện nên Lãnh Khiêm thở dài một câu: “Ài! Lòng tham, quả thật là thứ quá đáng sợ!” rồi hóa hạc bay đi mất. Còn Trương vì tội ăn trộm quốc khố, bị đưa ra xử trảm, lúc ấy hối hận cũng đã muộn rồi!.

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.