Đường mới xây đã “oằn mình cõng” xe quá tải

Xe quá tải dọa “băm nát” đường
Xe quá tải dọa “băm nát” đường
(PLVN) - Tuyến đường Ngọc Lâm – Sảo Phong, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) mất hàng chục tỷ đồng để xây dựng, mới đưa vào sử dụng gần 3 tháng qua nhưng ngày ngày đã phải “oằn lưng cõng” những đoàn xe chở đá quá tải. Đường bị đe dọa băm nát, tình trạng mất an toàn giao thông hiện hữu.

Vừa qua, PLVN nhận được nhiều ý kiến phản ánh của bạn đọc về tình trạng đáng báo động nói trên. Cụ thể, tuyến đường nói trên là tuyến giao thông quan trọng nối 2 xã Đức Hóa và Phong Hóa (huyện Tuyên Hóa), được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3381/QĐ-UBND, ngày 26/9/2017 với tổng mức đầu tư 30,26 tỷ đồng. Đường có bề rộng 3,5m, dài 7,44km và mới đưa vào sử dụng vào tháng 3/2019 vừa qua.

Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù trên đường này có cắm biển hạn chế tải trọng trục xe 6 tấn (tức trọng tải toàn bộ xe không quá 6 tấn) rất rõ ràng. Tuy nhiên cả tháng qua, tuyến đường phải “oằn lưng cõng” từng đoàn xe tải đủ loại chở đá hộc, đá dăm có trọng tải cao từ 2 – 5 lần tải trọng cho phép của đường.

Chưa dừng lại ở đó, những đoàn xe tải này thường xuyên phóng nhanh, vượt ẩu nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến đường giao thông liên xã này. Nhất là đoạn đấu nối với Quốc lộ 12A.

Trước thực trạng báo động nói trên, người dân địa phương đã có ý kiến phản ánh với lực lượng chức năng sở tại. Dẫu vậy, “vài lần lực lượng chức năng đến tuần tra kiểm soát thì xe quá tải lại lặn mất tăm. Lực lượng chức năng quay đi thì đâu lại vào đó!” – một người dân xã Đức Hóa lắc đầu cho hay.

Có mặt trên tuyến đường này, phóng viên chứng kiến cảnh từng đoàn xe tải 2 – 3 chân ngang nhiên chở các loại đá vật liệu xây dựng đầy ắp thùng xe, nối đuôi nhau quần thảo trên tuyến này như chốn không người. Đây là đá khai thác từ mỏ đá nằm sâu từ phía trong xã Phong Hóa, rồi được các đoàn xe tấp tập vận chuyển ra đường Quốc lộ 12A và tỏa đi các nơi để tiêu thụ.

Bằng mắt thường có thể nhận diện ngay rằng, xe trọng tải thấp nhất khi đầy hàng đi qua tuyến đường này cũng đã nặng hơn 10 tấn. Các loại xe 3 chân thì còn nặng gấp 4, gấp 5 tải trọng của đường vì đá nặng nhất trong các loại vật liệu xây dựng.

Thời gian cao điểm nhất của xe quá tải qua tuyến đường này là từ 12h – 14h chiều. Cứ khoảng 10 - 15 phút lại có một đoàn xe tải 2 - 3 chiếc nối đuôi nhau tấp nập xuôi ngược ra vào chở đá đi ra Quốc lộ 12A.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Với tải trọng chỉ 6 tấn nhưng ngày ngày phải “cõng” từng đoàn xe trọng tải cao gấp 2 – 5 lần cho phép, “số phận” tuyến đường liên xã quan trọng đối của người dân 2 xã mới đưa vào sử dụng vài tháng qua rồi sẽ ra sao?

Các lực lượng có chức trách tại đây “không biết, không nắm”, hay biết mà vẫn “ngó lơ” để rồi không lâu nữa, tuyến đường này sẽ bị “băm nát” bởi xe quá tải?

Đọc thêm

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.