Đường dây nóng phản ánh sự cố mùa mưa Hà Nội

(PLO) - Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lập đường dây nóng với số điện thoại: 024.39746225 để người dân có thể gọi điện phản ánh các điểm úng ngập và các sự cố thoát nước trên địa bàn.

Ông Võ Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, cùng với việc phản ánh sự cố mùa mưa qua đường dây nóng như trên, người dân có thể kết truy cập Cổng Thông tin điện tử của TP Hà Nội và của Công ty để nắm bắt diễn biến tình hình các trận mưa, điểm úng ngập trên địa bàn.

Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng, mùa mưa năm 2018, dự báo với cường độ mưa trong khoảng từ 50-100mm, trong khoảng 2 giờ thì các tuyến phố chính trong khu vực nội thành vẫn tồn tại 15 điểm úng ngập. Trong trận mưa ngày 12/5 vừa qua, khu vực nội thành xuất hiện một số điểm ngập cục bộ như ngã ba Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; phố Cao Bá Quát (cổng Công ty Môi trường đô thị); phố Đội Cấn (trước Khách sạn La Thành); phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy); đường Giải Phóng (đoạn trước cửa Bến xe phía Nam); phố Nguyễn Chính (đoạn ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai), phố Thanh Đàm; phố Nguyễn Khuyến…

Ngoài ra, còn các điểm ngập cục bộ trên một số tuyến thuộc thị trấn các huyện và trong các ngõ, ngách khu dân cư 12 quận nội thành, các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 70 (Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Hữu Hưng, Tây Tựu, Phú Diễn), Quốc lộ 32, 21B..., trên Đại lộ Thăng Long tại một số vị trí có đường chui dân sinh... Đây là những tuyến mới tiếp nhận bàn giao theo phân cấp, hệ thống thoát nước hiện trạng hoạt động kém, chưa đồng bộ hoặc nhiều đoạn xuống cấp, chưa có hệ thống thoát nước đô thị gây tình trạng úng ngập cục bộ.

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc nặng do ăn cá ở Quảng Nam

Bệnh nhân bị ngộ độc botulium được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy
(PLVN) - Thông tin từ ekip bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, đến tối 19/3, sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc đã được cải thiện, đặc biệt là các bệnh nhân được truyền thuốc giải độc.

Vì sao độc tố Botulinum gây ngộ độc nguy hiểm?

Hình minh họa. Nguồn BV Vinmec

(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Cẩn trọng với bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.

Những người kiến tạo hạnh phúc cho cậu bé người Nùng khoèo chân

Báo Úc chia sẻ về câu chuyện của cậu bé người Nùng. (Ảnh: Herald Sun)
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế siêu âm để tầm soát bệnh cho người dân.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

Cô gái trẻ biến dạng vành tai sau bấm khuyên

Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.