Đường dây nhập khẩu điện từ Lào 'chạy nước rút'

Vị trí số 0 thuộc lãnh thổ nước bạn Lào đang chờ các thủ tục để kéo dây đấu nối với vị trí số 1 đường dây thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Vị trí số 0 thuộc lãnh thổ nước bạn Lào đang chờ các thủ tục để kéo dây đấu nối với vị trí số 1 đường dây thuộc lãnh thổ Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dự án đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương có một số cột điện đi qua rừng đặc dụng phải thi công thủ công, có những vị trí mất khoảng 45 phút mới đưa được 0,35 tấn vật liệu lên địa điểm thi công, trong khi để hoàn thành vị trí này, cần tới… 120 tấn vật liệu. Vượt qua những thử thách đó, dự án đang về đích trong tháng 11 này.

Dự án chông gai nhất

Ông Đỗ Quang Khải, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) Điện 1 cho biết, kể từ khi khởi công dự án đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) - Tương Dương (tháng 11/2021) đến nay, việc thi công dự án gặp rất nhiều bất lợi. Trong đó, phải kể đến diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 cuối năm 2021, đầu năm 2022, khiến việc thuê nhân công vô cùng khó khăn.

Mặt khác, thời tiết khu vực dự án thường xuyên có mưa, đặc biệt từ tháng 8/2022 đến nay hầu như mưa liên tục trong cả tháng. Mưa bão làm hư hỏng các tuyến đường thi công, khiến các nhà thầu mất nhiều thời gian, chi phí để sửa chữa, mất thêm chi phí cho máy móc và nhân công trong thời gian chờ. Các công tác đào hố móng, vận chuyển vật liệu thiết bị để dựng cột, kéo rải dây càng khó chồng khó do địa hình dốc đứng, trơn trượt.

Phá đá cũng là một thử thách rất lớn của những người xây dựng công trình này. Ông Đỗ Công Tráng, Trưởng phòng Kỹ thuật của Tổng Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) - chỉ huy trưởng của đơn vị thi công cho biết, ông đã nhiều tháng qua không rời khỏi công trường. Trong 22 năm làm nghề, ông Tráng đã tham gia rất nhiều dự án đường dây vượt đèo Hải Vân, đèo Lò Xo, đèo Cù Mông, đèo Cả... nhưng ông đánh giá đây là dự án nhiều chông gai nhất, khó khăn nhất từng gặp.

“Tuy đường dây này không dài và số vị trí móng không nhiều nhưng địa hình cực kỳ hiểm trở, khí hậu và thời tiết hết sức khắc nghiệt. Tại một số vị trí, khối lượng đá phải đào trong thực tế lớn hơn nhiều so với tính toán. Mặt khác, do vị trí thi công nằm trong rừng đặc dụng nên phải sử dụng các biện pháp phá đá thông thường như dùng máy gắn búa thủy lực, sử dụng bột nở... khiến cho thời gian thi công đào hố móng bị kéo dài” - ông Tráng thông tin.

Mặc dù gặp nhiều thách thức như vậy, nhưng tính đến hết tháng 10/2022, dự án đã hoàn thành đào, đúc, lắp dựng 141/145 vị trí cột, kéo rải dây được 132/145 khoảng cột. Ông Đỗ Quang Khải cho biết, công trường đang rốt ráo triển khai xây dựng 4 vị trí cột và 13 khoảng cột hành lang tuyến còn lại, để hoàn thành dự án trong tháng 11/2022.

Vận chuyển vật liệu thủ công

Trong đó, các vị trí cột số 1 - 2 - 3 của đường dây thuộc địa phận Xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) là những vị trí giáp biên giới với Lào, đường sá đi lại rất khó khăn. Để tập kết vật tư thiết bị lên vị trí thi công, những người xây dựng phải tời (vận chuyển) từng bao xi măng, từng khối đá, từng thanh thép.

Theo kỹ sư Đào Huy Quân - Tư vấn giám sát trưởng của dự án (thuộc BQLDA Điện 1), mỗi lần tời vật tư thiết bị lên đến vị trí thi công phải mất 45 phút nhưng chỉ được khối lượng khoảng 0,35 tấn cát, đá, xi măng. Trong khi bình quân, mỗi vị trí cột cần tời tổng khối lượng khoảng... 120 tấn.

Kỹ sư Đào Huy Quân giải thích thêm, đây là những vị trí cột nằm trong phạm vi rừng đặc dụng, cần tuân thủ yêu cầu không được chặt cây rừng mở đường thi công. Đó là lý do công tác vận chuyển vật liệu và thi công phải thực hiện thủ công và mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, may mắn, hiện dự án đã thi công xong cột số 1 - 3, chỉ còn cột số 2.

Ông Đỗ Công Tráng - Chỉ huy trưởng VNECO tại dự án cho biết thêm: “Trong quá trình triển khai dự án, đơn vị nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ BQLDA Điện 1 trong mọi công tác, tiến độ giải ngân cũng rất kịp thời. Đó chính là động lực để chúng tôi cố gắng hết sức”.

Đại diện BQLDA Điện 1 cho biết, trong thời gian “chạy nước rút” này, BQLDA Điện 1 sẽ thường xuyên cử lãnh đạo có mặt tại công trường để chỉ đạo trực tiếp nhằm giải quyết ngay mọi vướng mắc nếu có. Đơn vị thi công cũng cam kết tăng thời gian thi công trong ngày, huy động tối đa nhân lực, phương tiện phấn đấu đưa dự án về đích theo kế hoạch đề ra.

Dự án đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương là công trình cấp bách, được xây dựng với mục tiêu nhập khẩu điện từ cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Mô (Lào) về Việt Nam. Đây là công trình truyền tải điện thứ 2 phục vụ nhập khẩu điện từ Lào (sau đường dây 220kV Xekaman 1 - Pleiku 2). Công trình này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng cao ở Việt Nam, đặc biệt là đảm bảo điện cho miền Bắc trong các năm tới.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.