Đường dây khoáng sản 'lậu' tuồn vào nhà máy xi măng?

Đoàn xe nối nhau đưa nguyên liệu từ “mỏ đất” Vũng Nhựa vào nhà máy Xi măng Đồng Lâm
Đoàn xe nối nhau đưa nguyên liệu từ “mỏ đất” Vũng Nhựa vào nhà máy Xi măng Đồng Lâm
(PLO) - Công ty TNHH Trường Thịnh (đóng tại thôn Khánh Mỹ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) chỉ được UBND tỉnh cấp phép khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp. Thế nhưng đơn vị này đã có dấu hiệu ngang nhiên đưa phương tiện vào mỏ để khai thác khoáng sản rồi nhập vào hai nhà máy xi măng đóng trên địa bàn.  

“Đào trộm” khoáng sản bán giữa ban ngày?

Theo Quyết định số 134 QĐ-UBND được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký vào ngày 17/01/2014, cho phép Công ty TNHH Trường Thịnh khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Vũng Nhựa, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền. Diện tích khai thác 8ha, trữ lượng khai thác 350 ngàn m3, công suất khai thác 50 ngàn m3/năm, mức sâu khai thác 8m tính từ bề mặt địa hình, thời hạn cấp phép lần đầu: Năm năm kể từ ngày ký.

Như vậy, theo quyết định trên thì Trường Thịnh chỉ được khai thác đất vào mục đích san lấp như làm đường, mặt bằng... Thế nhưng, khi tổ chức khai thác tại mỏ đất ở đồi Vũng Nhựa, ngoài việc khai thác đất để san lấp các công trình, khi đến tầng dưới, phát hiện lớp khoáng sản nằm bên dưới như đất sét, laterit, đá sét đen là các loại nguyên liệu dùng sản xuất xi măng, dù chưa được cấp phép nhưng công ty này vẫn ngang nhiên khai thác.

Đi tìm câu trả lời “những chiếc xe tải tới mỏ rồi vận chuyển khoáng sản đó đi về đâu”, sau nhiều ngày tìm hiểu, lần theo những chiếc xe tải, chúng tôi đã có câu trả lời. Khoàng hơn 10h ngày 19/6/2018, có mặt tại đồi Vũng Nhựa, dù trời đã gần trưa nhưng PLVN vẫn chứng kiến nhiều xe tải hạng nặng nối đuôi nhau vào “đại công trường” để vận chuyển thứ đất đá gì đó. Tại hiện trường, một diện tích lớn bị xới tung với những chiếc máy xúc hoạt động hết công suất, tiếng động cơ rền vang cả một khu vực.

Trên con đường ra vào khu vực, từng đoàn xe rầm rập chạy kéo theo trong không khí từng đám mây bụi bay mù mịt giữa trưa hè. Hai bên đường bụi đóng thành dãy kéo dài, đặc quánh.

Trưa 19/6, PV ghi nhận các xe mang BKS 75C-07100, 75C-06245, 75C-05830… chạy xe không vào mỏ, đến lúc “ăn đầy khoáng sản” liền chở về nhập tại nhà máy xi măng Luks (thuộc công ty Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam) đóng tại thị xã Hương Trà. 

Ngày 25/6, PV tiếp tục ghi nhận được các xe mang BKS 27C-00205, 75C-07166, 75K-2473… cũng “ăn” đủ khoáng sản rồi cũng nhập vào nhà máy xi măng Đồng Lâm (thuộc công ty cổ phần Xi măng Đồng Lâm) đóng tại thị trấn Phong Điền. 

Được biết, nhu cầu nguyên liệu đất sét, quặng sắt và đá sét (phụ gia hoạt tính puzơlan) để sản xuất xi măng ở các nhà máy là khá lớn. Do đó, dễ hiểu vì sao lại có chuyện các đoàn xe tới nơi Công ty Trường Thịnh đang khai thác mỏ chở nguyên vật liệu về sản xuất xi măng.

Máy xúc hối hả làm việc tại Vũng Nhựa
Máy xúc hối hả làm việc tại Vũng Nhựa

“Phải vàng, bạc gì đâu mà báo cáo”

Đơn vị khai thác mỏ nói gì về sự việc này? PLVN có cuộc trao đổi với ông Trương Duy Trường (Giám đốc Công ty TNHH Trường Thịnh). Ông Trường nói: “Tôi đào đất trong diện tích được cấp phép, như vậy tôi bán là không sai. Cứ múc đất lên xe là tôi có tiền, họ đưa đất đi đâu thì tùy họ, mình không biết”.

Ông Trường thừa nhận mình có đưa “đất” vào nhà máy xi măng Đồng Lâm. PV chất vấn việc nhà máy xi măng mua đất của ông trong nhiều tháng liền để làm gì? “Mình xuất hóa đơn đất thì mình bán đất. Họ mua, họ trộn vàng, trộn bạc gì đó thì tùy. Họ mua thì tôi bán thôi”.

Còn việc đưa “đất” vào nhà máy xi măng Luks, vị Giám đốc này cho rằng không hề hay biết. PV liền đưa những hình ảnh về xe tải nhận đất từ mỏ đưa về nhà máy Luks, ông này vẫn cho rằng: “Mình chỉ bán đất ở mỏ. Họ làm gì tùy họ. Ở địa bàn này, phải một mình công ty chúng tôi bán đâu. Tôi chỉ có hai chiếc xe tải Trung Quốc mà thôi. Những xe nhập vào Luks là của công ty khác mua “đất” từ mỏ tôi rồi mới nhập cho nhà máy xi măng”.

Trong mục 5, điều 2 của Quyết định số 134 về việc cho phép Công ty TNHH Trường Thịnh khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Vũng Nhựa có nêu rõ: Khi khai thác nếu phát hiện có khoáng sản mới khác, phải báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để có hướng giải quyết. Nói về vấn đề này, ông Trường cho rằng: “Tôi khai thác được vàng bạc gì đâu mà phải báo cáo cho Sở Tài nguyên?”.

Chính quyền ở đâu?

Mỏ đất này nằm trên đường tránh tỉnh lộ 7 và tỉnh lộ 16, cách UBND thị trấn Phong Điền và UBND huyện Phong Điền chỉ chừng 5km. Thế nhưng nhiều ngày qua, việc Công ty Trường Thịnh có dấu hiệu đào trộm tài nguyên khoáng sản diễn ra ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật, bất chấp “con mắt” giám sát, quản lý của nhiều cơ quan ban ngành. Phải chăng lực lượng nơi đây thiếu sự kiểm tra, giám sát?

Theo ông Thái Ngọc Thảo (Chủ tịch UBND thị trấn Phong Điền), ông chỉ biết Công ty Trường Thịnh có giấy phép khai thác đất san lấp và biết mỏ đó nằm ở đâu. “Công ty đó bán cái gì? Bán cho ai thì tôi không quản lý được. Tôi sẽ cho anh em kiểm tra lại”, ông Thảo nói.

Đem sự việc trên hỏi ông Nguyễn Văn Tùng (Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền), vị này cho rằng Công ty Trường Thịnh đã khai thác trên đồi Vũng Nhựa hơn bốn năm. Mới đây, công ty này vừa gia hạn giấy phép, hồ sơ đầy đủ. Ông Tùng cho rằng: “Giữa tháng 6/2018, chúng tôi có thành lập đoàn kiểm tra gồm công an kinh tế, công an môi trường, địa chính thị trấn. Qua kiểm tra, Công ty Trường Thịnh khai thác đúng trong vùng cho phép, độ sâu chưa vượt quy định”.

Cũng theo vị Phó trưởng phòng phụ trách Tài nguyên, Khoáng sản này: “Công ty Trường Thịnh dù bằng cách nào đó đưa đất đá nhập vào nhà máy xi măng đều sai. Vì theo quy định nếu lấy đất san lấp mà thấy khoáng sản khác thì phải khai báo ngay với Sở Tài nguyên. Không khai báo thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí bị đình chỉ”. 

Ông Tùng tiếp tục, các nhà máy xi măng đóng trên địa bàn thiếu mỏ cung cấp nguyên liệu (đất sét, quặng sắt và đá sét) đó là điều bất cập. Có thể vì như vậy nên mới có chuyện nhà máy nhập nguyên liệu từ bên ngoài.

PLVN tiếp tục trao đổi sự việc với ông Trịnh Đức Hùng (Chủ tịch UBND huyện Phong Điền). Ông Hùng thẳng thắn chia sẻ: “Theo tôi, hiện nay việc quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản còn yếu kém, nhiều buông lỏng. Về việc Công ty TNHH Trường Thịnh có dấu hiệu lợi dụng khai thác mỏ đất san lấp để khai thác khoáng sản, tôi sẽ làm việc lại với Phòng Tài nguyên. Nếu công ty này sai, tôi sẽ mời Sở Tài nguyên và Môi trường ra kiểm tra và sẽ có hướng xử lý nghiêm”.

Ai cũng biết, việc cấp phép đối với mỏ đất san lấp đơn giản hơn nhiều với cấp phép khai thác những khoáng sản đưa vào nhà máy xi măng. Việc nấp dưới danh nghĩa khai thác đất san lấp để lấy cắp tài nguyên môi trường là không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, đơn vị thu mua cũng được hưởng một khoản lợi không nhỏ khi mua những khoáng sản với giá “xà bần”.

Sở Tài nguyên và Môi trường và các công ty xi măng nói gì về sự việc này? Hành vi trên vi phạm những quy định pháp luật nào, sẽ bị xử lý ra sao?

PLVN sẽ tiếp tục làm rõ sự việc.

Đọc thêm

So sánh thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Dù là gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa hay tư vấn, việc xác định rõ thời gian thực hiện không chỉ giúp đảm bảo tiến độ dự án mà còn là căn cứ để đánh giá năng lực, trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong quá trình đấu thầu. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa và phạm vi khác nhau.

Các tỉnh Đông Nam Bộ: Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025

Nhiều dự án trọng điểm được các tỉnh Đông Nam Bộ đẩy nhanh tiến độ. (Trong ảnh: Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành tại tỉnh Bình Dương)
(PLVN) - Kết thúc 5 tháng đầu năm 2025, “bức tranh” kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy những tín hiệu khởi sắc rõ nét. Tuy nhiên, để cán đích tăng trưởng hai con số như mục tiêu đề ra, các địa phương trong vùng đang tăng tốc triển khai hàng loạt giải pháp mang tính căn cơ, quyết liệt nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, thúc đẩy sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Hà Nội: Đấu thầu gói thầu xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh (Long Biên) gần 600 tỷ đồng

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
(PLVN) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội đang tổ chức triển khai đấu thầu rộng rãi qua mạng gói thầu 01/XL Thi công xây dựng hầm (bao gồm cả thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình phụ trợ và tổ chức giao thông đồng bộ) thuộc Dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao Cổ Linh, quận Long Biên, TP. Hà Nội có giá trị gần 600 tỷ đồng.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Phân cấp, phân quyền phải 'rõ người, rõ việc', không để 'giao quyền mà không giao lực'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, sau khi rà soát 1.055 văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đã làm rõ hơn 1.000 thẩm quyền giữa các cấp chính quyền, trong đó 500 thẩm quyền thuộc trách nhiệm của bộ trưởng. Việc phân cấp, phân quyền không chỉ để chia việc, mà nhằm kiến tạo tư duy quản lý mới, hiệu quả, minh bạch, gắn quyền với trách nhiệm và nguồn lực, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và thiếu rõ ràng trong thực thi.

Công ty Xây dựng Cát Hải trúng 2 gói thầu hơn 407 tỷ đồng tại Hà Nam

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thông tin từ Mạng đấu thầu Quốc gia, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Cát Hải trúng cả 2 gói thầu thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị của 2 dự án nhà ở xã hội (Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai và Khu nhà ở cán bộ, bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tại TP. Phủ Lý. Tổng giá trị trúng thầu của cả 2 gói thầu là hơn 407 tỷ đồng.

Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy 'thanh toán không dùng tiền mặt'

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng: Khi phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên phải thanh toán không tiền mặt. (Ảnh: TTO)
(PLVN) -  Phát biểu tại Hội thảo "Thanh toán không dùng tiền mặt: Động lực tăng trưởng kinh tế số", ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, khi chúng ta có 1 nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu thì mọi hoạt động kinh tế số sẽ phát triển. Đơn cử khi chúng ta phát triển thương mại điện tử thì đương nhiên sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.

Thay đổi trong áp dụng thuế khoán: Cần giải pháp để hộ kinh doanh thích nghi - Bài 1: 'Nỗi lòng' của các hộ kinh doanh

Khá nhiều hộ kinh doanh trên các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào… vẫn “cửa đóng then cài”. (Ảnh chụp lúc 10h ngày 10/6. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Theo quy định của Nghị định số 70/2025/NĐ-CP, kể từ ngày 1/6, các hộ kinh doanh (HKD) nộp thuế khoán có doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền, cũng như tiến tới bỏ chế độ thuế khoán (TK) từ năm 2026. Khi Nhà nước đưa ra quy định này, có nhiều HKD tỏ ý đồng thuận, nhưng cũng không ít trường hợp còn hoang mang, lo lắng…

Đàm phán Việt Nam - Mỹ đạt nhiều tiến bộ

Cuộc đàm phán của Bộ trưởng Bộ Công Thương với Đại sứ Jamieson Greer, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ.
(PLVN) -  Ngày 15/6, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã kết thúc vòng đàm phán lần thứ 3 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ. Đặc biệt, trong vòng đàm phán này, lần đầu tiên, đã có cuộc đàm phán cùng lúc giữa Bộ trưởng Công Thương với 2 Bộ trưởng của Mỹ.

Khắc phục chồng chéo, nâng tầm tiêu chuẩn quốc gia

Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2025 (Luật sửa đổi) - văn bản được kỳ vọng trở thành “hạ tầng mềm” mới, nâng cao chất lượng quốc gia, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Xử lý nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?
(PLVN) - Bệnh viện quận Tân Bình đã có thông báo vi phạm của nhà thầu tham dự Gói thầu Mua sắm vật tư, hóa chất xét nghiệm năm 2024. Nhìn nhận từ vụ việc này, Chủ đầu tư (bên mời thầu) cần phải tiến hành những biện pháp nào để xử lý các nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng?

Đề xuất bỏ độc quyền, cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên sản xuất vàng miếng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trong đó đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên được sản xuất vàng miếng. Đề xuất này là bước thay đổi lớn nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền nhà nước về sản xuất vàng miếng một cách có kiểm soát, tăng nguồn cung, minh bạch thị trường vàng.

Bước phát triển mới tại Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV

Phối cảnh Trung tâm điện lực Ô Môn.
(PLVN) -  Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tìm được tổng thầu để xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV. Đây là sự kiện quan trọng trong nỗ lực đưa Nhà máy phát triển thương mại vào tháng 12/2028.

Đồng bằng sông Cửu Long: Hướng tới Trung tâm liên kết nông nghiệp đa chức năng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Sáng 11/6, tại TP Cần Thơ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo Nghị quyết 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.