Đường dây 'chạy đại học Mỹ' hoạt động ra sao?

Nữ diễn viên Felicity Huffman được tại ngoại khi nộp 250 ngàn USD tiền bảo lãnh.
Nữ diễn viên Felicity Huffman được tại ngoại khi nộp 250 ngàn USD tiền bảo lãnh.
(PLVN) - Các công tố viên liên bang Mỹ trong tuần qua đã mở phiên tòa xét xử 50 người bị cáo buộc có liên quan đến đường dây “chạy” vào các trường đại học Yale, Stanford và một số trường đại học danh tiếng khác ở Mỹ. Đây được cho là vụ gian lận đầu vào đại học lớn nhất từng bị Bộ Tư pháp nước này khởi tố.

Đại học luôn là ngưỡng cửa khó khăn đối với học sinh ở mọi nơi trên thế giới, không trừ học sinh ở Mỹ. Cánh cửa đó càng hẹp hơn nếu các sỹ tử chọn vào một trong các trường Đại học Brown, Columbia, Cornell, Dartmouth, Harvard, Princeton, Pennsylvania và Yale; là tám trường được xếp vào hạng Ivy, hạng tuyển chọn trong các trường đại học của Mỹ.

Chính vì khó như vậy nên một số nhân viên tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ đã móc nối, đã tìm cách “làm tiền” phụ huynh học sinh bằng cách lén mở một cánh cửa hậu để “dắt” các sỹ tử lén chui vào. Việc làm phi pháp của những người này bị phanh phui trong tuần trước.

Bê bối rúng động

Việc 50 đối tượng nói trên bị truy tố là kết quả của một cuộc điều tra có mật danh là Chiến dịch Varsity Blues do FBI tiến hành. Theo kết quả điều tra, kẻ cầm đầu đường dây này là William Singer, 59 tuổi, là một doanh nhân sống tại Newport Beach, bang California.

Ông ta là người sáng lập trường dự bị đại học Edge College & Career Network và tổ chức từ thiện giả mạo có tên Key Worldwide - thực chất là vỏ bọc để các phụ huynh chuyền tiền “chạy” trường vào. Chính Singer đã giúp thí sinh gian lận trong các bài thi, giúp phụ huynh học sinh trả tiền cho những huấn luyện viên của các bộ môn thể thao để họ chấm điểm cao cho con cái những người này. 

Cùng bị truy tố trong đường dây này có 33 phụ huynh học sinh. Tất cả đều là những người giàu có, có tên tuổi. Họ là những chủ doanh nghiệp hay các ngôi sao trong lĩnh vực nghệ thuật như nữ diễn viên Lori Loughlin và chồng là nhà thiết kế thời trang danh tiếng Mossimo Giannulli, diễn viên Felicity Huffman, doanh nhân William E. McGlashan Jr, Agustin Huneeus (nhà sản xuất rượu chát Huneeus tại Napa Valley), Gordon Caplan (đồng Chủ tịch công ty luật quốc tế Willkie Farr), Manuel Henriquez (Chủ tịch và Tổng Giám đốc Hercules)… Những người này bị cáo buộc đã dùng tiền mua cơ hội cho con vào trường tốt dù con cái họ lẽ ra đã trượt. 

Nhóm đối tượng thứ ba trong đường dây này là các trưởng các bộ môn thể thao học đường. Những người này bị cáo buộc đã nhận hối lộ để lập hồ sơ giả cho những học sinh vốn không có thành tích và khả năng thể thao, “phù phép” để biến các em thành những cầu thủ tài giỏi, những vận động viên bơi lội tuyệt vời để có thể lách qua những cánh cửa hẹp vào các trường đại học của Mỹ, bao gồm từ các trường Đại học Texas ở Austin đến Wake Forest và Georgetown.

Theo các công tố viên, việc gian lận được thực hiện theo ba cách: Nhờ người làm các bài kiểm tra SAT hay ACT, bố trí người trong đường dây làm người giám sát để hướng dẫn các thí sinh đã “chạy” làm bài thi; và cách thứ ba là bố trí một người sửa những câu trả lời sai của học sinh thành câu trả lời đúng để tăng điểm bài thi. Để đổi lấy việc tăng điểm cho con như vậy, các phụ huynh sẽ phải trả từ 15 – 75 ngàn USD. Singer sẽ thống nhất trước với cha mẹ về số điểm họ muốn con mình đạt được.

Với những trường đại học thuộc nhóm top đầu của Mỹ, thể thao là một trong những phương tiện mở ra cánh cửa sau để các bậc cha mẹ lo lót chạy được cho con một suất học. Trong trường hợp này, Singer sẽ giúp cha mẹ các học sinh dàn dựng để chụp hình con cái họ chơi thể thao hoặc sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghép mặt các học sinh cần “chạy” vào hình ảnh các vận động viên nhằm thổi phồng thành tích về thể thao của các em. 

Các huấn luyện viên và quản lý tại trường đại học cũng được trả tiền để giúp đỡ các học sinh được nhập học dù nhiều em thậm chí không biết chơi thể thao. Sau khi hoàn tất việc chạy chọt, các bậc cha mẹ sẽ thanh toán tiền cho công ty của Singer, được ngụy trang dưới dạng quyên góp. Theo các công tố viên, trong hầu hết trường hợp, các học sinh không hề biết cha mẹ đã chạy điểm cho mình. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp khác, một số em đã đồng ý tham gia vào hành vi gian lận này.

Đường dây chạy trường nói trên bắt đầu được đưa ra ánh sáng vào khoảng một năm trước, khi các công tố viên liên bang ở Boston trong quá trình điều tra về một vụ lừa đảo chứng khoán được nghi phạm cho hay ông ta có biết về một đường dây gian lận tuyển sinh đại học.

Người này đề nghị giúp cơ quan thực thi pháp luật tìm hiểu thêm về đường dây với hy vọng được hưởng khoan hồng cho sự hợp tác của mình. Nghi phạm trong vụ lừa đảo chứng khoán sau đó cho biết, một huấn luyện viên của một trường đại học đã nhận hối lộ để giúp các học sinh có thể vào đội bóng của ông ta. 

Từ tin báo này, đến tháng 4/2018, FBI đã mở cuộc điều tra và phát hiện một huấn luyện viên môn bóng đá của trường Đại học Yale tên Rudolph Meredith đã nhận khoản hối lộ 450 ngàn USD một phụ huynh để sắp xếp cho con gái của người này vào đội bóng của ông ta. Sau khi thu được bằng chứng về cuộc trao đổi diễn ra tại một khách sạn ở Boston, các nhà điều tra gây sức ép với Meredith, buộc phải khai ra kẻ cầm đầu ông Singer.

Vụ việc nói trên đã khiến dư luận Mỹ bàng hoàng vì quy mô của hành vi gian lận chưa từng xảy ra trong lịch sử giáo dục của người Mỹ, cả về số người bị truy tố cho tới phạm vi xảy ra hành vi gian lận bao trùm sáu bang. Theo cơ quan công tố, trong khoảng thời gian chín năm từ 2011 đến 2019, Singer đã nhận của phụ huynh học sinh tổng cộng 25 triệu USD để đút lót cho các huấn luyện viên thể thao, làm giả kết quả thi.

Điển hình là vụ việc một nữ sinh đã được nhận vào trường Đại học Yale sau khi Singer đã nhận của gia đình cô bé 1,2 triệu USD để làm hồ sơ giả cho nữ sinh, trong đó lý lịch thể hiện cô bé là một nữ vận động viên bóng đá xuất sắc. Trong số tiền nhận được, Singer đã trả cho huấn luyện viên trưởng của một đội bóng 400.000 USD để người này vẽ ra thành tích ấn tượng của nữ sinh gốc Á.

Đánh cắp cơ hội tiến thân của người chăm chỉ

Các bậc cha mẹ trong vụ việc bị chỉ trích dữ dội vì việc đã đánh cắp cơ hội tiến thân của những học sinh chăm chỉ học tập. Xuất hiện ở tòa án Los Angeles cùng khoảng 20 bị cáo khác hôm 12/3 có nữ diễn viên Huffman và chồng là diễn viên William H. Macy. Bà ta bị cáo buộc đã trả 15 ngàn USD để nâng điểm SAT cho con gái.

Thẩm phán Alexander MacKinnon sau đó đã cho Huffman được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 250 ngàn USD. Ông Mossimo Giannulli được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 1 triệu USD. Nếu bị kết án, kẻ chủ mưu và các phụ huynh đã trả tiền “chạy” trường cho con có thể phải nhận mức án lên đến 20 năm tù.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, công tố viên liên bang Mỹ Andrew E. Lelling cho rằng các phụ huynh là thủ phạm chính trong vụ việc. Họ đã lợi dụng tiền bạc để tạo ra một cuộc “thi tuyển” thứ hai bên cạnh cuộc thi tuyển chính thức vào nhiều trường đại học. “Việc làm của họ là bất công và phạm pháp”, công tố viên E. Lelling khẳng định. 

Ông này cũng cho rằng việc các phụ huynh và nhân viên của các trường dùng tiền để đổi lấy suất học như vậy khiến cơ hội vào học tại các trường thuộc nhóm Ivy của Mỹ trở nên ngoài tầm tay các học sinh nghèo, đồng thời hạ thấp giá trị của những người tốt nghiệp các trường đó.

“Việc mua chuộc giám khảo dẫn tới việc những bài thi dở được chấm điểm cao trong khi bài hay bị loại, làm đảo lộn nguyên tắc căn bản của học đường và dìm chết những học sinh tài giỏi, chăm chỉ. Không thể xử nhân nhượng trong vụ này. Thủ phạm vẫn đánh cắp tương lai của những học sinh chăm chỉ  để thay vào đó những đứa trẻ không xứng đáng”, vị công tố viên nói.

Ông Christopher Hunt, người điều hành một lớp luyện thi vào đại học ở Mỹ, cũng cho rằng vụ án này là điển hình cho thái độ cực đoan và việc sử dụng tiền bất hợp pháp để có được lợi thế trong cuộc tranh đua giành vị trí trong những trường đại học ưu tú được cho là đang ngày càng trở nên phổ biến.

Theo đó, thay vì cả hai thế hệ là cha mẹ và con cái đều phải nỗ lực hết mình, cha mẹ tìm thuê thầy thuê thợ giỏi còn con cái thì phải phấn đấu thì nhiều bậc cha mẹ lại chọn con đường dễ hơn là dùng tiền để mua lối vào trường đại học cho con. Nhiều người với tư cách là cựu sinh viên cũng tặng tiền cho trường đại học mà họ đã học để con họ dễ được nhận hơn. Những người khác dù chưa từng theo học ở một trường nào đó cũng có thể công khai quyên tặng tiền cho trường nếu muốn con được vào học.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...